PTB Nguyễn Nam Tiến: Bảo mật thông tin sẽ bảo vệ quyền lợi NLĐ và tăng uy tín TCT

Song hành cùng nội dung thoả thuận không cạnh tranh, việc ký kết bảo mật thông tin cũng là nội dung quan trọng TCT sẽ triển khai. Việc ký kết này có ý nghĩa như thế nào và những nội dung CBNV cần lưu ý là gì đã được Phó trưởng Ban CNTT – Nguyễn Nam Tiến chia sẻ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thưa ông, quyết định ký kết thoả thuận bảo mật thông tin sẽ tạo ra sự thay đổi nào trong công tác bảo mật thông tin ở VNA?

Quyết định này sẽ tạo ra sự thay đổi trong VNA là: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và NLĐ và đảm bảo tuân thủ các quy định của luật pháp Việt Nam, Quốc tế và các Quy chế, Quy định của TCT; Đảm bảo bí mật thông tin khách hàng của TCT, đồng thời, đảm bảo các “Thông tin bảo mật” của TCT.

Các quy định trước đây của VNA về vấn đề bảo mật thông tin đã được thực hiện như thế nào thưa ông?

Ngày 20/7/2017, HĐQT đã ban hành Quy chế ANTT theo Quyết định số 710/QĐ-HĐQT và TGĐ đã ban hành Quy định theo Quyết định số 711/QĐ-TCTHK-CNTT nhằm kiểm soát và định hướng cho hoạt động đảm bảo an ninh thông tin và an ninh mạng của TCT. Quy chế này được xây dựng chủ yếu dựa các bộ luật hiện hành và tiêu chuẩn quốc tế về an ninh thông tin và đảm bảo bí mật thông tin khách hàng, bao gồm: Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 và sửa đổi năm 2014; Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010; Bộ luật Hình sự năm 2015; Luật An toàn thông tin mạng năm 2015; Tiêu chuẩn ISO27001:2013.

Trong HĐLĐ hiện nay NLĐ cũng đã ký với TCT về việc không tiết lộ các “Thông tin bảo mật” dưới bất kỳ hình thức nào và cho bất cứ ai.

alt textPhó trưởng Ban CNTT – Nguyễn Nam Tiến chia sẻ về những nội dung trong thoả thuận bảo mật thông tin.

Vậy những cơ sở để VNA ban hành ký kết thoả thuận này là gì thưa ông?

Trong bối cảnh an ninh mạng diễn ra ngày càng phức tạp, dữ liệu cá nhân bị mua bán công khai. Chưa kể, trên mạng Internet còn có nhiều kẻ tuyên truyền, chống phá Nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp, nhiều thông tin sai trái, thậm chí là bịa đặt, khó kiểm chứng…. Việt Nam và nhiều nước trên thế giới ban hành các Bộ luật để bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh mạng và bảo vệ thông tin của người dùng, điển hình là:

– Ngày 25/5/2018, Luật GDPR để bảo vệ thông tin riêng tư của người dùng khỏi hành vi sử dụng dữ liệu cá nhân trái phép của Liên minh Châu Âu có hiệu lực.

– Ngày 12/6/2018, Quốc hội nước Việt Nam thông qua Luật an ninh mạng (có hiệu lực từ 1/1/2019): Siết chặt hoạt động trên mạng.

– Ngày 15/11/2018, Quốc hội nước Việt Nam thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. 

Thời gian gần đây Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành tăng cường tăng cường các biện pháp nhắc nhở và kiểm tra việc thực thi luật trong các doanh nghiệp như Luật An toàn thông tin, Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước… 

Trên cơ sở nêu trên, yêu cầu TCT phải sửa đổi các quy chế, quy định và cần thiết triển khai ký các các thỏa thuận với NLĐ theo quy định của luật pháp Việt Nam, Quốc tế cũng như các quy định của các tổ chức và liên minh Hàng không. Nội dung thoả thuận bảo mật thông tin lần này được bổ sung thêm các nội dung mới theo Luật bảo vệ bí mật Nhà nước, luật bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của Châu Âu và Luật An ninh mạng 2018 so với nội dung trong HĐLĐ ký từ năm 2017 trở về trước. 

Thưa ông, việc ký kết thoả thuận này có ý nghĩa thế nào đối với TCT?

Việc ký kết thỏa thuận này có ý nghĩa quan trọng với TCT, nhằm đảm bảo bí mật nhà nước, bí mật thông tin của TCT và khách hàng, điều này sẽ giúp cho các TCT giảm thiểu được các thiệt hại khi có rủi ro xảy ra, đồng thời, tối đa được các lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh. Bảo đảm các bí mật Nhà nước, bí mật thông tin của TCT và khách hàng cũng chính là bảo vệ sự phát triển liên tục và bền vững của TCT. Từ đó, giúp TCT và NLĐ nhận thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động đảm bảo bí mật thông tin trong sự phát triển của các TCT theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và bảo mật thông tin trong hoạt động Hàng không không ngừng được củng cố và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước.

Mỗi CBNV TCT có trách nhiệm và quyền lợi thế nào khi ký kết thoả thuận, thưa ông?

– Mỗi NLĐ trong TCT có quyền và có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của Việt Nam và Quốc tế cũng như các thỏa thuận của các tổ chức, hiệp hội và TCT.

–  Việc lý kết các thỏa thuận này giúp bảo vệ quyền lợi của NLĐ và tăng uy tín của TCT trên trường quốc tế cũng như trong nước.

– Việc bảo vệ bí mật của Nhà nước, TCT và cá nhân cũng giúp cho TCT phát triển bền vững, thông qua thu nhập của NLĐ ngày càng nâng cao.

Vậy với thoả thuận này thì CBNV cần lưu ý vấn đề gì nhất?

Thỏa thuận này là hợp pháp và có hiệu lực pháp luật, trước khi ký kết NLĐ cần nghiên cứu kỹ về nội dung trong Thỏa thuận cũng như các quy định liên quan của pháp luật được nêu trong Thỏa thuận. NLĐ cần nhận thức được các thông tin không được cung cấp cho người khác; không đưa ra những thông tin chưa xác định được đúng, sai; tránh đưa các ý kiến cá nhân hay nhận xét cảm tính; không nên chia sẻ thông tin mà mình chưa rõ nguồn gốc hoặc những thông tin ảnh hưởng đến người khác hoặc doanh nghiệp.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.