Khi doanh nghiệp yêu cầu nhân viên không bội tín

Trước vấn đề chảy máu chất xám trong doanh nghiệp, nhất là “chảy máu” sang đối thủ cạnh tranh, thời gian tới TCT sẽ triển khai ký thoả thuận cam kết bảo mật thông tin và không cạnh tranh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thời gian vừa qua, có rất nhiều vụ "lùm xùm" cả giới truyền thông và công chúng khi những nhân sự cốt cán tại các doanh nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới có nhân viên cũ "chia tay" doanh nghiệp mang theo cả tài sản trí tuệ cung cấp cho đối thủ cạnh tranh.

Thời gian qua nhiều vụ lùm xùm về việc các nhân sự cấp cao nghỉ việc sang làm cho đối thủ.

Năm 2018, Mark Papermaster – Nguyên Phó Giám đốc Đơn vị Phát triển Máy chủ thuộc IBM đầu quân cho Apple trong vai trì Giám đốc mảng Kỹ thuật phần cứng thiết bị.

Không lâu sau đó, IMB khởi kiện vì cho rằng Mark Papermaster nắm giữ hiểu biết về các bí mật thương mại và nó có thể bị Apple tận dụng. Papermaster đang vi phạm thỏa thuận một năm không chấp nhận một vị trí tương đương tại một đối thủ cạnh tranh với IBM bằng việc đầu quân cho Apple.

Ở IBM, Papermaster được xem là chuyên gia hàng đầu về công nghệ và kiến trúc của chip vi xử lý Power. Không những thế ông cũng đã từng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo bộ phát triển và kinh doanh sản phẩm máy chủ phiến (blade) của IBM. 

Tòa án đưa ra phán quyết đứng về phía IBM. Họ cho rằng bản thỏa thuận một năm sau khi nghỉ việc ở IBM, Mark Papermaster không được đảm nhiệm vị trí tương tự ở doanh nghiệp đối thủ là đúng đắn để tránh tiết lộ bí mật kinh doanh có khả năng gây thiệt hại trực tiếp tới IBM. 

Giới công nghệ thời điểm đó cho rằng: “Công lý đã đứng về phía lẽ phải”. 

Nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp

Tại nước ta, tình trạng những nhân viên, thậm chí cả quản lý cấp cao đột nhiên nghỉ việc tại công ty hiện tại, đầu quân cho công ty là đối thủ cạnh tranh diễn ra khá phổ biến. Nhiều người có lẽ chưa quên câu chuyện ông Trần Bảo Minh, sau khi thôi chức Phó tổng giám đốc của Công ty Vinamilk, đã về đầu quân cho TH True Milk, kéo theo nhiều nhân viên quản lý cao cấp. Trường hợp khác là một vị Phó Tổng giám đốc Công ty TM-DV Tân Châu đột ngột nghỉ việc và lập công ty riêng kinh doanh cùng lĩnh vực với Tân Châu. Vị phó này không chỉ lôi kéo nhiều khách hàng, đơn hàng, mà còn kéo theo cả đội ngũ nhân sự là trưởng, phó các phòng, ban cùng các nhân viên giỏi của Tân Châu.

Cũng trong tình trạng tương tự, năm 2012 Tập đoàn Hoa Sen (HSG) công bố sẽ khởi kiện ông Phạm Văn Trung, nguyên Tổng giám đốc của HSG. Vụ việc diễn ra khi ông Trung chuyển sang làm Tổng giám đốc của Công ty CP Thép Nam Kim – NKG. 

Những việc như trên không hiếm diễn ra trong thời điểm cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng khốc liệt. Vì vậy, những quản lý cấp cao NLĐ sẵn sàng bỏ đơn vị mình làm việc để sang đơn vị cạnh tranh vì có chế độ đãi ngộ theo họ là xứng đáng. Để phòng ngừa rủi ro này, doanh nghiệp khi tuyển dụng thường yêu cầu NLĐ ký kết Thỏa thuận không cạnh tranh (hoặc gọi tắt là Thỏa thuận) cam kết không tiết lộ thông tin mật của doanh nghiệp trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp và sau khi nghỉ việc sẽ không được làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp cho đối thủ cạnh tranh trong vòng 1 năm.

Tại các công ty nước ngoài, chuyện cấm các nhân viên của mình làm việc hoặc cộng tác với các đối thủ cạnh tranh được coi là hoàn toàn bình thường. Điều khoản này, thoạt nghe thì có vẻ vô lý, nhưng thật ra cũng chỉ là một điều khoản chung của nhiều công ty. Các công ty này đã bỏ tiền để đào tạo, huấn luyện nhân viên của mình với mục đích họ sẽ là những thành viên trung thành nhất, nhiệt huyết nhất. Nhưng chuyện chảy máu chất xám là điều không tránh khỏi, việc nhảy từ chỗ làm này sang chỗ làm khác, đặc biệt là nhảy sang làm cho các đối thủ cạnh tranh, dẫn đến nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp, dù những thiệt hại đó là vô hình và khó định giá được. 

Việc ký kết thoả thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh là một việc làm đúng đắn để phát triển bền vững và chuyên nghiệp.

Cần bảo mật thông tin

Trước vấn đề chảy máu chất xám trong doanh nghiệp, nhất là "chảy máu" sang đối thủ cạnh tranh, thời gian tới TCT sẽ triển khai ký thoả thuận cam kết bảo mật thông tin và không cạnh tranh.

Theo nhiều CEO của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, việc quy định và luật hóa về đạo đức kinh doanh, bảo mật, không làm với đối thủ cạnh tranh ít nhất vài năm với các vị trí quản lý cấp cao là việc cần thiết, phải được chú ý xây dựng thành nguyên tắc đạo đức kinh doanh và thể chế hóa ở các doanh nghiệp và cả tầm quốc gia. Có thể tham khảo các nước phát triển về kinh tế thị trường, cũng như các công ty đa quốc gia vì việc này đã được thể hiện ngay từ khi bắt đầu và có cơ sở để áp dụng luật. Từ nhiều vụ việc chảy máu chất xám là các quản lý cấp cao, các công ty có thể xem đây là bài học về công tác quản trị, từ quản trị tổng quát đến quản trị nhân sự, quản trị quan hệ truyền thông cũng như có chiến lược và kế hoạch để hành động tốt hơn, tránh việc truyền thông thụ động và cảm tính, trở nên mất kiểm soát dẫn đến bất lợi. 

Việc triển khai thoả thuận cam kết bảo mật thông tin và không cạnh tranh, không làm việc cho đối thủ trong vòng một năm, bảo mật thông tin, tài sản trí tuệ (chiến lược, thông tin bảo mật) của doanh nghiệp là một việc làm đúng đắn để phát triển bền vững và chuyên nghiệp. Bởi hơn hết sự phát triển của VNA cũng chính là nền tảng để mang lại nhiều phúc lợi đối với mỗi thành viên.

LH

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.