Nhà lãnh đạo không chức danh của Robin Sharma là cuốn sách viết về kỹ năng sống, kỹ năng lãnh đạo với văn phong vô cùng tự nhiên và dễ dàng áp dụng vào cuộc sống. Tuy mang tên Nhà lãnh đạo không chức danh nhưng đối tượng cuốn sách hướng tới còn rộng hơn tầng lớp lãnh đạo, bởi nó khơi dậy tinh thần làm việc chủ động mà tất cả mọi người đều cần có trong cuộc sống này. Robin Sharma với những tác phẩm quen thuộc như Nhà lãnh đạo không chức danh, Đời ngắn đừng ngủ dài, Ai sẽ khóc khi bạn lìa xa?… đã quá quen thuộc với bạn đọc trên toàn thế giới. Không chỉ xuất sắc với vai trò là một nhà văn, ông còn là một chuyên gia, một nhà truyền cảm hứng về kỹ năng lãnh đạo.
Trong suốt hơn 50 năm làm việc, Robin Sharma đã cố vấn cho các công ty trong danh sách Fortune 500 có được thành công vang dội như ngày hôm nay. Tuy vậy nhưng sách của ông rất dễ đọc, người hâm mộ của ông không chỉ là những vị giám đốc mà còn là các ngôi sao nhạc rock hay thậm chí là những thành viên trong hoàng tộc.
Bài học số 1. Bạn không cần chức danh để trở thành một nhà lãnh đạo được viết tắt thông qua từ IMAGE – Innovation (cách tân), Mastery (tinh thông), Authenticity (đích thực), Guts (gan trường), Ethics (đạo đức). Đây là 5 phẩm chất mà một nhà lãnh đạo cần có. Một người nhân viên không nhất thiết phải có một chức danh để vươn lên vị trí lãnh đạo. Điều quan trọng nhất là mỗi người hãy làm việc với hết khả năng của mình. Giống như vua Martin Luther JR từng nói: Nếu một người làm công việc quét đường, anh ta cần phải quét đường như Michelangelo vẽ tranh, như Beethoven soạn nhạc, hay như Shakespeare làm thơ. Anh ta cần phải quét đường thật tốt sao cho tất cả mọi người trên thiên đường hay dưới trần gian đều phải ngừng lại và nói: “Nơi đây có một người quét đường vĩ đại đã làm rất tốt công việc của mình.”
Bài học số 2. Thời kì hỗn độn tạo nên những lãnh đạo vĩ đại truyền cảm hứng để chúng ta dũng cảm và vững vàng đương đầu với những thứ thách trong cuộc sống. Đa phần, khi phải đối mặt với những khó khăn thì phản ứng tự nhiên của chúng ta là trốn chạy. Tuy nhiên, chính những hoàn cảnh éo le này lại là nền tảng tạo nên một nhà lãnh đạo kiệt xuất. Thường thì khi bắt đầu thay đổi, trong những bước đầu tiên khi bước chân ra khỏi vùng an toàn, chúng ta sẽ cảm thấy sợ hãi. Vậy nhưng, cảm giác lạ lẫm xen lẫn bất an mỗi khi nào bạn lao vào thay đổi và phát triển chính là một dấu hiệu tốt bởi lúc đó vùng an toàn sẽ được mở rộng.
Bài học số 3. Mối quan hệ càng sâu sắc, tinh thần lãnh đạo càng mạnh mẽ cho chúng ta hiểu được bản chất của kỹ năng lãnh đạo. Thực chất, một nhà lãnh đạo giỏi là một người có khả năng ảnh hưởng tích cực lên những người xung quanh mình. Chúng ta có thể ép buộc cấp dưới làm theo lời mình nói, nhưng công việc chung chỉ có thể tốt lên khi mọi người thực sự hiểu và chấp nhận làm theo. Đó chính là nguyên tắc của Nhà lãnh đạo không chức danh
Bài học cuối cùng. Hãy học cách trở thành một con người vĩ đại trước khi làm một nhà lãnh đạo vĩ đại. Đương nhiên bạn sẽ không thể truyền cảm hứng làm việc cho người khác trong khi chính bản thân mình vẫn là một tờ giấy nhàu nát. Mỗi người sinh ra với một nhiệm vụ riêng, nhưng ở vị trí nào thì chúng ta cũng cần quyết tâm để thức tỉnh khả năng lãnh đạo trong chính con người mình.
Cuốn “Nhà lãnh đạo không chức danh” sẽ đem đến cho bạn những trang sách khai sáng bất kể bạn là ai. Dù bạn là một giám đốc, hay là một nhân viên đang mong muốn những nấc thang phát triển trong sự nghiệp của mình, hãy một lần đọc cuốn sách này để tìm thấy ý nghĩa và niềm đam mê công việc.
Theo reviewsach.com
ĐTN TCT