Hậu tuổi thơ
Giao mùa, quá độ… ở những thời đoạn mà cái cũ chưa qua cái mới đã tới, thường mang theo những xáo trộn chênh chao. Hậu tuổi thơ cũng mang hàm ý tương quan, nhưng bởi đối tượng là con người nên mở ra tầng nghĩa khác đa chiều hơn.
Đặng Hoàng Giang dùng cụm từ “hậu tuổi thơ” tương ứng với khái niệm “late adolescence” (thiếu niên muộn) trong tiếng Anh, chỉ thời kỳ đã để lại tuổi thơ đằng sau nhưng chưa hoàn toàn bước vào thế giới của người lớn, theo nghĩa đã đi làm, lập gia đình, độc lập về tài chính.
Trong “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ”, tác giả đóng vai trò như một người đệm đàn, không thể thiếu nhưng cũng không bành trướng cái tôi, mà nhường sân khấu cho những màn diễn tấu đơn độc. Bạn đọc sẽ có dịp lắng nghe lời bộc bạch của gần hai mươi người trẻ, của ba người mẹ và một bác sĩ tâm lý.
Trong gần hai năm, tác giả Đặng Hoàng Giang được cho phép đồng hành cùng những bạn trẻ ấy, anh dành hàng trăm giờ đồng hồ lắng nghe và trò chuyện với họ, xem cập nhật mạng xã hội của họ, xem tranh họ vẽ, nghe nhạc họ chơi… Để tìm đáp án sau những phán xét phiến diện rằng người trẻ lười, ích kỷ, vô cảm, anh đi sâu vào những khu vườn bí mật của họ, hiểu thế giới họ như thế nào, yêu gì và ghét gì, khao khát và hy vọng gì, đau buồn và hoang mang vì đâu.
“Tôi cảm nhận được gánh nặng làm người trên vai họ. Đây là thời điểm họ bước vào đường đời. Hành trình làm người độc lập của họ mới bắt đầu.” – Đặng Hoàng Giang.
“Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” có kết cấu gồm ba phần chính với những cái tên nói lên nhiều điều: Thế giới vắng bóng người lớn, Những đứa trẻ nhầm vai, Trong ngục tù của tình yêu; xen kẽ là những khúc chuyển giao bằng lời tác giả qua các phân tích dưới góc độ chuyên môn ở khía cạnh tâm lý và khoa học; và khép lại trong khúc vĩ thanh trên Hành trình chữa lành.
Đôi lúc trên quãng đường đời, điều may mắn là có duyên gặp gỡ một người hay một vật đúng thời điểm, “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” sẽ là một món quà hạnh ngộ bất ngờ đối với một bộ phận người trẻ và cha mẹ họ – những người đã trải qua bao đau khổ do người thân mình đem tới.
Hậu tuổi thơ
Giao mùa, quá độ… ở những thời đoạn mà cái cũ chưa qua cái mới đã tới, thường mang theo những xáo trộn chênh chao. Hậu tuổi thơ cũng mang hàm ý tương quan, nhưng bởi đối tượng là con người nên mở ra tầng nghĩa khác đa chiều hơn.
Đặng Hoàng Giang dùng cụm từ “hậu tuổi thơ” tương ứng với khái niệm “late adolescence” (thiếu niên muộn) trong tiếng Anh, chỉ thời kỳ đã để lại tuổi thơ đằng sau nhưng chưa hoàn toàn bước vào thế giới của người lớn, theo nghĩa đã đi làm, lập gia đình, độc lập về tài chính.
Trong “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ”, tác giả đóng vai trò như một người đệm đàn, không thể thiếu nhưng cũng không bành trướng cái tôi, mà nhường sân khấu cho những màn diễn tấu đơn độc. Bạn đọc sẽ có dịp lắng nghe lời bộc bạch của gần hai mươi người trẻ, của ba người mẹ và một bác sĩ tâm lý.
Trong gần hai năm, tác giả Đặng Hoàng Giang được cho phép đồng hành cùng những bạn trẻ ấy, anh dành hàng trăm giờ đồng hồ lắng nghe và trò chuyện với họ, xem cập nhật mạng xã hội của họ, xem tranh họ vẽ, nghe nhạc họ chơi… Để tìm đáp án sau những phán xét phiến diện rằng người trẻ lười, ích kỷ, vô cảm, anh đi sâu vào những khu vườn bí mật của họ, hiểu thế giới họ như thế nào, yêu gì và ghét gì, khao khát và hy vọng gì, đau buồn và hoang mang vì đâu.
“Tôi cảm nhận được gánh nặng làm người trên vai họ. Đây là thời điểm họ bước vào đường đời. Hành trình làm người độc lập của họ mới bắt đầu.” – Đặng Hoàng Giang.
“Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” có kết cấu gồm ba phần chính với những cái tên nói lên nhiều điều: Thế giới vắng bóng người lớn, Những đứa trẻ nhầm vai, Trong ngục tù của tình yêu; xen kẽ là những khúc chuyển giao bằng lời tác giả qua các phân tích dưới góc độ chuyên môn ở khía cạnh tâm lý và khoa học; và khép lại trong khúc vĩ thanh trên Hành trình chữa lành.
Đôi lúc trên quãng đường đời, điều may mắn là có duyên gặp gỡ một người hay một vật đúng thời điểm, “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” sẽ là một món quà hạnh ngộ bất ngờ đối với một bộ phận người trẻ và cha mẹ họ – những người đã trải qua bao đau khổ do người thân mình đem tới.
Nguyen Duc Anh – VAECO