Hội thảo do Ban KHPT và Trung tâm NCUD chủ trì với sự tham dự của TGĐ Dương Trí Thành, các PTGĐ, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cùng hơn 100 cán bộ, chuyên viên trong TCT. Hội nghị còn có sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Trúc Lê – Hiệu trưởng ĐHKT – ĐHQGHN; TS. Hoàng Khắc Lịch – Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế phát triển, ĐHKT – ĐHQGHN và ông Nguyễn Võ Hưng – Viện Chiến lược và Chính sách Bộ KHCN.
Toàn cảnh Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TGĐ Dương Trí Thành đã chia sẻ khái quát về chiến lược, định hướng phát triển của TCT, về sự thay đổi liên tục của thị trường. Do đó, hơn lúc nào hết chúng ta cần có những thay đổi thích ứng với môi trường và có những dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đưa ra những quyết sách đúng đắn cho sự phát triển của VNA.
TGĐ Dương Trí Thành phát biểu khai mạc Hội thảo.
Mở đầu Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê – Hiệu trưởng ĐHKT – ĐHQGHN, TS. Hoàng Khắc Lịch – Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế phát triển ĐHKT – ĐHQGHN và ông Võ Khắc Hưng – Viện Chiến lược và Chính sách Bộ KHCN đã trình bày về Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong công tác dự báo.
PGS.TS Nguyễn Trúc Lê dẫn dắt Lý thuyết trò chơi bằng cách áp dụng vào bài toán tình yêu thông qua một minigame. Câu hỏi đặt ra: “Nếu anh nói với vợ, anh yêu em lắm thì chị nhà tin bao nhiêu %? Và cách tỏ tình với 1 cô gái xinh đẹp mà mình yêu thích”. Với lối dẫn dắt gần gũi và dí dóm, PGS.TS cho biết, trong lý thuyết trò chơi, đàm phán không phải chỉ tỷ lệ 50-50 quyết định mà chia thành nhiều bước (như tỏ tình phải qua nhiều giai đoạn: làm quen, mời café hẹn hò, nói chuyện thường xuyên…). Theo PGS.TS Lê, Lý thuyết trò chơi là lý thuyết đọc vị và khi bước vào cuộc chơi chúng ta thường đặt ra 2 giả định: lợi ích và các hành động để tính toán các lợi ích.
PGS.TS Nguyễn Trúc Lê – Hiệu trưởng ĐHKT – ĐHQGHN chia sẻ về Lý thuyết trò chơi.
PGS.TS Nguyễn Trúc Lê cho biết, Lý thuyết trò chơi có 3 điểm chính đó là biến mọi sự phức tạp thành đơn giản; không suy nghĩ vượt quá mọi nguồn lực thông tin mình có, không suy nghĩ quá nhiều thông tin cùng 1 lúc mà hãy đi từng bài toán một và điểm cuối cùng là bao giờ trò chơi cũng phải có điểm kết thúc và không chạy theo nhiều mục đích khác.
TS. Hoàng Khắc Lịch – Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế phát triển ĐHKT – ĐHQGHN chia sẻ thêm về Lý thuyết trò chơi.
Thông qua trò chơi đấu giá một bức tranh mà ông Nguyễn Võ Hưng đưa ra và nhận được hưởng ứng của 1 số CBNV với 1 người chiến thắng đấu giá. TGĐ nhận định, người tham gia phải thích món đồ được đấu giá, phải sẵn sàng hưởng ứng và phải có tiềm lực và cũng như VNA, khi đưa ra quyết định phải sẵn sàng, có niềm tin và đó là niềm tin phải có cơ sở lớn.
Ông Nguyễn Võ Hưng – Viện Chiến lược và Chính sách Bộ KHCN giới thiệu về Lý thuyết trò chơi thông qua minigame đấu giá bức tranh.
Tiếp nối Hội thảo, ông Tô Đình Dũng – Trưởng Trung tâm NCUD trình bày về các Phương pháp dự báo và thực nghiệm dự báo trong học máy.
Đây là một xu hướng khai thác dữ liệu hiện đại rất phù hợp với môi trường cạnh tranh năng động, quy mô toàn cầu của VNA cũng như đảm bảo an toàn tàu bay, động cơ. VNA sẽ tăng cường quy mô thử nghiệm để tiến tới xây dựng mô hình dự báo phù hợp dựa trên sự kết hợp tối đa kiến thức, năng lực của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ, chuyên viên có nền tảng chuyên môn vững và kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm cùng với những mô hình toán học hiện đại và kiến thức chuyên môn về khoa học dữ liệu.
Ông Tô Đình Dũng – Trưởng Trung tâm NCUD trình bày về các Phương pháp dự báo và thực nghiệm dự báo trong học máy.
Phòng Chiến lược – Ban KHPT tiếp tục trình bày về dự báo thị trường trong kế hoạch trung và dài hạn với 3 nội dung: Kết quả dự báo thị trường, Công tác dự báo thị trường, lập kế hoạch trung-dài hạn của VNA và đánh giá.
Bà Lại Thị Thu Trang Phó trưởng phòng Chiến lược – Ban KHPT trình bày về dự báo thị trường trong kế hoạch trung và dài hạn.
Theo đó, chu trình kế hoạch hiện tại của VNA, bao gồm: O&D theo quốc gia/khu vực, dự báo tăng trưởng của các Tổ chức, GDP… với kế hoạch là trên 5 năm; Rà soát thị trường, O&D, rà soát tăng trưởng dự báo, giá dầu/Tỷ giá, các yếu tố khác (công suất sân bay, cơ cấu vốn,…) có KH trung hạn là 2-5 năm. Các nội dung về: Kế hoạch trung hạn (tỷ lệ tăng trưởng, HQTC, mạng bay, đội bay), rà soát thị trường, O&D, OFOD, mạng bay, tần suất, phân thị khách, nối chuyến… có kế hoạch ngắn hạn là dưới 2 năm; Điều hành dưới 1 tháng là lịch bay – khách – hiệu quả theo đường bay.
Chu trình kế hoạch hiện tại của VNA.
Theo dự báo thị trường trong kế hoạch trung và dài hạn, công tác dự báo khó chính xác, một số năm thực tế có thể chênh lệch so với kết quả dự báo thị trường đến 15-17%. Nguyên nhân dẫn đến chênh lệch là các biến động lớn bất thường không dự báo được, LCC gia nhập => thị trường tăng trưởng đột biến, VNA chủ động điều chỉnh tải cung ứng để đảm bảo mục tiêu thị phần và hiệu quả tài chính…
Kết quả dự báo thị trường của một số tổ chức.
Quy trình dự báo thị trường – Xây dựng kế hoạch trung hạn – dài hạn của VNA.
Hội nghị tiếp tục với nội dung “Áp dụng mô hình QSI trong công tác mở đường bay mới DAD-PUS”.
Ông Vũ Anh Tuấn Phó trưởng phòng Kế hoạch đường bay Ban KHPT trình bày về Áp dụng mô hình QSI trong công tác mở đường bay mới DAD-PUS.
Từ các dự báo về khách, về giá… Ban KHPT dự báo, đường bay DAD-PUS hiện đang trong xu hướng bùng nổ rất nhanh tương tự như DAD-ICN và sẽ tăng trưởng chậm hơn trong 2-3 năm tới. Đồng thời, sản phẩm của VNA có lợi thế cạnh tranh với các hãng hàng không khác. Dựa trên mô hình Spill + QSI, VNA có thể lấp đầy LF khá cao ở mức 80-85%… Do đó, theo kịch bản thận trọng thì chúng ta có lãi trong năm 2020, còn tích cực là trong năm đầu 2019 chúng ta sẽ có lãi.
Nội dung cuối cùng trong Hội thảo do Phòng Giá cước và Quản trị doanh thu – Ban KHPT trình bày với nội dung về “Dự báo doanh thu đường bay” gồm: Sự cần thiết của dự báo, mục tiêu của dự báo, quá trình dự báo, nguyên nhân sai lệch dự báo so với kết thực tế và các giải pháp.
Ông Phạm Thanh Sơn Trưởng phòng Giá cước và Quản trị doanh thu Ban KHPT trình bày về Dự báo doanh thu đường bay.
Theo đó, mục tiêu của dự báo nhằm dự báo được doanh thu (PAX, YIELD) chuyến bay tương lai để mở bán, xây dựng chính sách bán, điều hành tải… Dự báo được tiến hành trên cơ sở Lý thuyết xác suất thống kê, luật số lớn, phân bổ xác suất chuẩn, phương pháp chọn mẫu. Bên cạnh đó là dựa trên 2 phương pháp: Mô hình hóa (là phương pháp cơ bản và chủ yếu): Hàm hồi quy, đường hồi quy và phương pháp Chuyên gia (bổ trợ): Bổ sung thông tin, điều chỉnh quá trình dự báo.
Các mô hình dự báo.
Các yếu tố tác động gây sai lệch dự báo.
Để giảm thiểu các yếu tố tác động gây sai lệch dự báo, Phòng Giá cước và Quản trị doanh thu đưa ra các giải pháp, bao gồm: chuẩn hóa, đồng bộ hệ thống dữ liệu, báo cáo; Đẩy nhanh tốc độ cập nhập, xử lý dữ liệu close out chuyến bay quá khứ; Tăng cường đào tạo nội bộ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các hãng (VD: AF, KE…); Ưu tiên nguồn lực nhân sự cho RM, ổn định nhân sự RM; Bổ sung tiêu chí đánh giá KPI theo hiệu quả đường bay….
Trưởng Ban TTBSP – Nguyễn Quang Trung chia sẻ ý kiến tại Hội thảo.
Tổng kết Hội thảo, Trưởng Ban KHPT Hoàng Thanh Quý cho biết, VNA đã xây dựng được hệ thống database phục vụ công tác dự báo, lập kế hoạch ngắn và trung hạn, điều hành – hệ thống theo dõi booking, dự báo… Về cơ bản chúng ta đã bám sát được theo tiêu chuẩn ngành nhưng cần tiếp tục cải tiến. Đánh giá các phương pháp dự báo, Trưởng Ban Hoàng Thanh Quý cho biết, VNA đang dự báo theo phương pháp sử dụng xu hướng (dựa trên xu hướng của chuỗi dữ liệu trong quá khứ…
Trưởng Ban KHPT – Hoàng Thanh Quý phát biểu tổng kết Hội thảo.
Phát biểu kết luận và chỉ đạo tại Hội thảo, TGĐ Dương Trí Thành cho biết, Hội thảo hôm nay nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp để TCT và các TCT nhà nước hoạt động hiệu quả. Và để làm được điều đó thì công tác dự báo luôn phải được chú trọng. TGĐ đánh giá, trong các phương pháp thì nhân quả là phương pháp hay nhất (dự báo dựa trên việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhân tố cần dự báo). Phương pháp này có ưu điểm: tính logic cao, mức độ rủi ro thấp, đánh giá các nhân tố khác tác động và dự báo ngắn, trung, dài hạn.
TGĐ Dương Trí Thành phát biểu kết luận và chỉ đạo Hội thảo.
TGĐ chỉ đạo, các Ban, đơn vị và đặc biệt là CBNV cần thường xuyên cập nhật data nhằm phục vụ công tác dự báo được chính xác (càng gần càng chính xác). Đồng thời, TGĐ cũng chỉ rõ, về dài hạn 5-10 năm để ra để ra được kế hoạch chúng ta phải có những nghiên cứu sâu hơn, bên cạnh những phương pháp truyền thống chúng ta cần cập nhật những phương pháp mới và vận dụng linh hoạt vào hệ thống. TGĐ nhấn mạnh, công tác dự báo, nghiên cứu thị trường là cái gốc, do đó, các Ban, đơn vị chuyên môn cần tiếp tục chỉnh sửa và bổ sung các nội dung, phương pháp sau Hội thảo.
TTNB