Về phía Trường Đại học RMIT có sự tham dự của Phó Chủ tịch hội đồng trường phụ trách thúc đẩy RMIT toàn cầu, đồng thời là Chủ tịch RMIT Việt Nam – Giáo sư, tiến sĩ Peter Coloe; Giám đốc cấp cao Chương trình Công nghệ, kỹ thuật và khoa học Giáo sư, tiến sĩ Alberto Bernabeo cùng tham gia trực tiếp và trực tuyến là các giáo sư, giám đốc đầu ngành các dự án nghiên cứu về hàng không của RMIT.
Ngày hội Aviation Day tập trung trao đổi, thảo luận cơ hội việc làm và nghề nghiệp trong ngành HK trong thời gian tới với sự hồi phục sau Covid-19.
Tại sự kiện, PTGĐ Nguyễn Chiến Thắng có bài phát biểu quan trọng khi phân tích đầy đủ về sự phục hồi, sự gia tăng nhu cầu trở lại vận chuyển hành khách hàng hoá với khu vực Châu Á Thái Bình Dương là thị trường sôi động nhất. Việc góp mặt của Việt Nam với thị trường HK tiềm năng đang có tốc độ hồi phục đáng kinh ngạc sẽ tạo ra một nhu cầu rất lớn về nhân lực trong ngành hàng không. Đây chính là cơ hội đặc biệt thuận lợi cho nhu cầu việc làm và học tập nghiên cứu về hàng không cho trường RMIT nói riêng và các tổ chức đào tạo HK nói chung.
Bên cạnh đó, bài phát biểu của GĐ Trung tâm Huấn luyện bay – Lâm Quang Nam phân tích về nhu cầu phi công phục vụ cho Hãng HK quốc gia đã chỉ ra con số cần thiết để cần tuyển mới, bổ sung và nâng cấp trong thời gian rất gần, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 đã qua đi và nhu cầu bổ sung đầy đủ nguồn lực.
Những câu trả lời và tương tác của đại diện Đoàn bay và đồng thời cũng là một phi công giáo viên Đội bay A350 là cựu sinh viên trường RMIT đã tạo cảm hứng cho các bạn trẻ là sinh viên trong ngày hội Aviation day thích thú và quan tâm.
Với chủ đề An toàn hàng không có sự tham gia của Phó Cục trưởng Cục HKVN – Hồ Minh Tấn, Nhà chức trách HK Úc CASA, các giáo sư đầu ngành của RMIT về HK cùng với đại diện của TCT Quản lý bay, TCT Cảng HK và đại diện TCT HKVN là Trưởng ban ATCL – Nguyễn Đăng Quang.
Tại sự kiện, VNA đã có bài phát biểu và chia sẻ về văn hoá an toàn, các thành công đạt được và các kế hoạch của tương lai với việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực an toàn, nghiên cứu về văn hoá báo cáo, văn hoá học hỏi, áp dụng dữ liệu lớn và AI trong tương lai do TP QLATCL – Ban ATCL Âu Duy Linh trình bày. Các nội dung đã giúp cho chương trình có cái nhìn sâu sắc về lộ trình và cơ hội hợp tác nhiều hơn nữa trong lĩnh vực an toàn HK của VNA với RMIT mà đây thực sự cũng là một thế mạnh của RMIT đang có.
Bên cạnh đó, trong phần 2 của chương trình các khách mời cũng đề cập và trao đổi cởi mở về quan điểm quản lý rủi ro mệt mỏi, hệ thống quản lý rủi ro mệt mỏi của TCT Quản lý bay mới được ban hành áp dụng đã đạt hiệu quả ban đầu cũng như việc kiểm soát an toàn ngoài sân đỗ của TCT Cảng HK.
Sự trao đổi, tương tác trực tuyến từ khán phòng tới các đầu kết nối từ xa của RMIT, CASA tại Úc đã giúp cho buổi Hội thảo có được một bức tranh toàn cảnh về an toàn hàng không, những cơ hội và thách thức trong tương lai mà công tác đào tạo huấn luyện và nghiên cứu cần phải có bổ sung đầy đủ trong lĩnh vực an toàn tại Việt Nam cũng như trong khu vực và trên thế giới.
Ngày hội Aviation day thực sự đã đem lại hiệu quả, gia tăng kết nối và triển vọng thực thi các dự án hiện tại cũng như tương lai giữa VNA với RMIT sau khi 2 bên đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác MOU quan trọng vừa qua trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về hàng không.