Quy chế, quy định về công tác dân vận

Công tác dân vận luôn được xem là một trong những nhiệm vụ chiến lược của sự nghiệp cách mạng nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo ra phong trào quần chúng rộng lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dân vận và công tác dân vận là gì?

Tại Điều 1 Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị ban hành kèm theo Quyết định 23-QĐ/TW năm 2021 có quy định về dân vận và công tác dân vận như sau:

Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của đất nước, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị.

Đảng lãnh đạo trực tiếp công tác dân vận; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thực hiện hiệu quả công tác dân vận; nêu cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu đối với công tác dân vận; thường xuyên học tập, quán triệt tư tưởng, đạo đức và thực hiện phong cách dân vận trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Như vậy, dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của đất nước, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Công tác dân vận là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị.

Công tác Dân vận thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân

Quy chế thực hiện công tác dân vận như thế nào?

Tại chương 3 Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị ban hành kèm theo Quyết định 23-QĐ/TW năm 2021 có quy định phương thức thực hiện công tác dân vận như sau:

(1) Quán triệt, tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bằng các hình thức thiết thực, sáng tạo;

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy ý chí, quyết tâm và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

(2) Thể chế hóa, cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân vận gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

(3) Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác dân vận của hệ thống chính trị; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu công tác dân vận trong tình hình mới.

Phân công cán bộ phụ trách, cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận có năng lực, đạo đức, uy tín, kinh nghiệm.

(4) Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu có trách nhiệm thực hiện tốt công tác dân vận theo quy định của Đảng và Nhà nước; gương mẫu thực thi công vụ, nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân; giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

(5) Cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định, quy định, quy chế của Đảng liên quan đến công tác dân vận.

(6) Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ, đồng bộ để nâng cao hiệu quả công tác dân vận thông qua các cơ chế phối hợp liên ngành, chương trình phối hợp, hội nghị giao ban định kỳ, chuyên đề.

(7) Khi có tình huống phức tạp liên quan đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó kịp thời; thông tin nhanh đến ban dân vận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội.

Ban dân vận chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan, tổ chức có liên quan vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; phát huy vai trò nòng cốt chính trị tham gia lực lượng xung kích.

(8) Chế độ làm việc, thông tin, báo cáo

Cấp ủy, tổ chức đảng định kỳ làm việc với ban dân vận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan, tổ chức có liên quan cùng cấp để nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; đánh giá kết quả, định hướng công tác dân vận đáp ứng tình hình thực tiễn.

Định kỳ hằng tháng, ba tháng, sáu tháng, chín tháng và hằng năm:

  • Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang địa phương báo cáo kết quả công tác dân vận với cấp ủy, đồng gửi ban dân vận cùng cấp;
  • Cấp ủy cấp dưới báo cáo tình hình nhân dân và công tác dân vận cho cấp ủy cấp trên, đồng gửi ban dân vận của cấp ủy cấp trên.

Các cơ quan trong hệ thống dân vận các cấp thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo chỉ đạo, hướng dẫn của ban dân vận cấp ủy cấp trên trực tiếp.

Trường hợp đột xuất, cần thiết liên quan đến tình hình nhân dân, các cấp, ngành hữu quan trực tiếp báo cáo với thường trực cấp ủy; ban dân vận cấp ủy được tham dự để tổng hợp, theo dõi, tham mưu cho cấp ủy.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương lớn về công tác Dân vận

Trách nhiệm lãnh đạo và thực hiện công tác dân vận của Ban Dân vận Trung ương như thế nào?

Tại Điều 5 Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị ban hành kèm theo Quyết định 23-QĐ/TW năm 2021 có quy định về trách nhiệm lãnh đạo và thực hiện công tác dân vận của Ban Dân vận Trung ương như sau:

  • Chủ trì nghiên cứu, tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận.
  • Tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc thể chế hoá các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
  • Thẩm định đề án liên quan đến công tác dân vận của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tham gia thẩm định đề án thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại có liên quan đến công tác dân vận.
  • Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận.
  • Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức về công tác dân vận. Tham gia ý kiến với Ban Tổ chức Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy làm công tác dân vận.
  • Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cụ thể hoá, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận; theo dõi, tổng hợp tình hình nhân dân (tình hình dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp trong xã hội, các vấn đề bức xúc trong nhân dân) để báo cáo và tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
  • Là cơ quan thường trực của một số ban chỉ đạo, hội đồng công tác về công tác dân vận theo sự phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
  • Định kỳ sáu tháng, hàng năm và trong trường hợp cần thiết tổ chức giao ban, làm việc với các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, ban dân vận các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.

Trong Bài báo “Dân vận”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Muốn làm tốt công tác Dân vận, phải bám sát thực tiễn, nắm vững tình hình, cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, từ đó nghiên cứu, đề ra các quan điểm, giải pháp cho công tác dân vận, vận động nhân dân.

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.