VNA trên hành trình số hóa

Đối với VNA, chuyển đổi số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống hiện nay sang hãng hàng không số bằng cách áp dụng công nghệ mới, thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng tính cạnh tranh của VNA Group.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

alt text
TGĐ Lê Hồng Hà chủ trì buổi họp với đối tác Ernst & Young về tiến trình chuyển đổi số cho VNA. (Ảnh: Mai Hương)

Ngày 23/4, TGĐ Lê Hồng Hà cùng lãnh đạo TCT đã chủ trì buổi nghe báo cáo từ đối tác Ernst & Young (EY) về kết quả đánh giá mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số của VNA.

EY đã triển khai một cuộc khảo sát toàn diện về mức độ sẵn sàng số trên toàn doanh nghiệp và tất cả các bộ phận. Cuộc khảo sát được thực hiện trực tuyến và bao gồm khoảng 80 câu hỏi được chia thành 7 nhóm chính: chuỗi cung ứng và hoạt động; trải nghiệm khách hàng; công nghệ thông tin; tài chính, pháp lý, thuế và nhân sự; chiến lược, đổi mới và tăng trưởng; con người và tổ chức; và rủi ro và an ninh mạng.

Cuộc khảo sát được thực hiện với 767 nhân sự của VNA được lựa chọn dựa trên kinh nghiệm, trách nhiệm công việc, chức năng của bộ phận / đơn vị và mức độ phù hợp với chuyển đổi số.

Tiếp đó, EY đã tiến hành các cuộc thảo luận có mục tiêu với Ban lãnh đạo của VNA, tổ chức các phiên họp trực tiếp với 18 người trong Ban lãnh đạo tham gia. Bằng cách sử dụng phản hồi này, EY đã nắm được cụ thể các chủ đề chính, nhu cầu thị trường, nhu cầu của khách hàng và các xu hướng liên quan đến kỹ thuật số của VNA.

alt text
Đại diện EY thuyết trình tại buổi làm việc. (Ảnh: Mai Hương)

Qua những cuộc khảo sát trên, EY đã đưa ra đánh giá VNA đạt đạt 67/100, nằm trong nhóm Nâng cao về sẵn sàng chuyển đổi số, cao hơn 12 điểm so với mặt bằng chung các hãng hàng không tham gia khảo sát, xếp hạng 152 trên tổng số 467 tổ chức thuộc 21 ngành trên 46 quốc gia tham gia khảo sát.

Tại buổi làm việc, EY tiếp tục đưa ra đề xuất mô hình tổ chức chuyển đổi số mới và những khuyến nghị về lộ trình xây dựng năng lực Hàng không số cho VNA bao gồm 3 giai đoạn

  • Giai đoạn khởi động:  Giai đoạn này sẽ chuẩn bị VNA cho việc triển khai Kế hoạch Chuyển đổi số thông qua thành lập Ủy Ban Chuyển đổi Số do Ban Lãnh đạo VNA chủ trách
  • Giai đoạn tăng trưởng chiến lược: Framework để lọc và đánh giá các sáng kiến Chuyển đổi số theo 3 tiêu chí: Mức độ ảnh hưởng đến nghiệp vụ, khả năng triển khai dễ dàng, khả năng tuân thủ lộ trình
  • Giai đoạn duy trì tăng trưởng: giai đoạn này sẽ giúp VNA tiếp tục đà tăng trưởng đã đạt được trong giai đoạn 2 – “Tăng trưởng chiến lược” và thực hiện các dự án theo xu hướng công nghệ mới nhất.

Phát biểu tại buổi làm việc, TGĐ Lê Hồng Hà cho biết, chuyển đổi số là quá trình tất yếu và phải tổ chức thực hiện ngay. Những đề xuất, thông tin do đối tác EY cung cấp sẽ được VNA tiếp tục nghiên cứu kỹ để chọn lọc phù hợp theo Nghị quyết chuyên đề về Chuyển đổi số nhằm thống nhất tư tưởng, quan điểm để xây dựng chiến lược Chuyển đổi số của TCT cho giai đoạn 2021-2025.

alt text
TGĐ Lê Hồng Hà phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Xuân Nghĩa)

Hội nghị cũng đã lắng nghe báo cáo của Ban TTCĐS về nhu cầu chuyển đổi số của VNA hiện tại để đưa ra những quyết định hợp lý dựa trên đề xuất của EY. Các mục tiêu tổng quát của VNA bao gồm:

Xây dựng văn hóa và chiến lược chuyển đổi số để: Có tầm nhìn, định hướng chuyển đổi số rõ ràng, xây dựng chiến lược, mục tiêu chuyển đổi số; có chỉ đạo đồng bộ và quyết liệt từ các cấp lãnh đạo cao nhất. Khắc phục nhận thức về chuyển đổi số chưa đồng đều; xây dựng được văn hóa chuyển đổi. Xây dựng văn hóa cần sự khuyến khích ủng hộ của lãnh đạo và sự tham gia của mọi cá nhân. Sẵn sàng thử nghiệm các ý tưởng mới

Gắn kết và tối ưu trải nghiệm khách hàng: Mô hình kinh doanh cần đặt khách hàng làm trọng tâm: Không chỉ sản phẩm dịch vụ mà tất cả các bước trong chuỗi giá trị. Khách hàng chính là điểm chung, là động lực phá bỏ các rào cản silo; Bước đầu triển khai cá nhân hóa cho khách hàng và đa dạng hóa các sản phẩm bổ trợ, tiến tới hệ sinh thái VNA.

Tối ưu quy trình để: Giải quyết vấn đề Silo liên phòng ban: Hiện nay, mô hình nhiều cấp dẫn tới sự chậm trễ trong việc đưa ra các quyết định, thiếu sự trao đổi thường xuyên, giữa các cấp lãnh đạo và nhân viên. Điều này tạo nên các “lô cốt” giữa các CQĐV, ngăn quá trình tiếp cận thông tin và trao đổi. Việc ứng dụng công nghệ và quy trình số sẽ phá vỡ các “Silo”, rút ngắn quá trình đưa ra quyết định và trao đổi thông tin.

Công nghệ hóa để: Tận dụng được tối đa công nghệ số vào sản phẩm dịch vụ và quy trình hoạt động; nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tự động hóa, tối ưu hóa nguồn lực

Phân tích và quản lý dữ liệu: Tổ chức dữ liệu tập trung, chuẩn hóa, tính sẵn sàng cao; phân tích dữ liệu giúp đưa quyết định điều hành quản trị; tích hợp các nguồn dữ liệu khác nhau nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra sản phẩm mới, hoặc có những quy trình cách làm mới.

alt text
Trưởng ban TTCĐS Vũ Nguyên Khôi báo cáo về nhu cầu chuyển đổi số của VNA. (Ảnh: Xuân Nghĩa)

Nguyen Xuan Nghia – COMM

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.