VNA gia hạn thành công chứng chỉ an toàn khai thác IOSA 2022

Cùng với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị và những kinh nghiệm đã thu được từ các lần đánh giá trước, ngày 15/7, VNA đã khép lại một tuần cao điểm thực hiện thành công chương trình gia hạn chứng chỉ IOSA 2022.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Theo thông lệ, chứng chỉ an toàn khai thác IOSA có hiệu lực 2 năm. Tuy nhiên, dưới diễn biến của dịch bệnh, năm 2021 IATA tạm thời áp dụng phương thức đánh giá remote audit. Với hình thức này, chứng chỉ IOSA có hiệu lực trong vòng 1 năm đến 28/10/2022. 

Sau 3 năm kể từ mốc 2019 đến nay, hoạt động giao thương, vận tải hàng không bắt nhịp trở lại đã mở ra cơ hội để VNA tiếp tục thực hiện đánh giá gia hạn chứng chỉ An toàn khai thác IOSA theo hình thức Onsite audit.

alt text
Toàn cảnh buổi đánh giá gia hạn chứng chỉ An toàn khai thác IOSA theo hình thức Onsite audit. (Ảnh: Xuân Nghĩa).

Áp dụng Chương trình đánh giá an toàn khai thác IOSA, VNA nỗ lực đảm bảo mọi hoạt động khai thác, bảo dưỡng, huấn luyện tuân thủ đầy đủ yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn IOSA Ed 14, Rev 01 và cải tiến liên tục hiệu quả của Hệ thống An toàn – Chất lượng đảm bảo 4 mục tiêu trụ cột cốt lõi:

► Độ tin cậy của chương trình đảm bảo An toàn chất lượng;

► Chuẩn hóa công tác đánh giá;

► Liên tục tuân thủ tiêu chuẩn IOSA;

► Tập trung vào việc thực hiện.

Từ Quý I/2022, Ban ATCL đã triển khai chương trình đánh giá nội bộ IOSA tại 16 CQ, ĐV. Để chuẩn bị tốt cho đợt đánh giá chính thức, toàn hệ thống đã tập trung nguồn lực rà soát tổng thể và chi tiết quy trình, quy định, thực tế hoạt động khai thác. Kết quả đạt được:

► 95,4% các điểm phù hợp (conformity)

► 4% điểm không phù hợp (nonconformity). Các nội dung này đã hoàn thành khắc phục trước khi đánh giá chính thức IOSA.

Trải qua 10 lần đánh giá gia hạn và kiểm chứng của IATA, IOSA 2022 đã diễn ra từ ngày 11-15/7 do tổ chức Argus Pros có trụ sở tại Colorado, Mỹ thực hiện trong bối cảnh VNA mở đường bay mới tới Sanfrancisco. Đặc biệt, tại buổi họp Opening meeting có sự tham gia và chỉ đạo trực tiếp của TGĐ Lê Hồng Hà – Chủ tịch UBAT VNA Group và PTGĐ của Argus Pros – ông Terry Dale Webb.

alt text
TGĐ Lê Hồng Hà – Chủ tịch UBAT VNA Group tham gia và chỉ đạo trực tiếp tại buổi họp Opening meeting. (Ảnh: Xuân Nghĩa).

Nội dung đánh giá IOSA đảm bảo mục tiêu tuân thủ an toàn khai thác trên toàn bộ phạm vi hoạt động của 8 lĩnh vực: Hệ thống quản lý an toàn – chất lượng, hoạt động khai thác bay, điều phái và kiểm soát khai thác, bảo dưỡng và kỹ thuật tầu bay, khai thác khoang khách, phục vụ mặt đất, khai thác hàng hóa và an ninh hàng không với tổng số 933 tiêu chuẩn và 16 nội dung đánh giá hoạt động khai thác thực tế “Mandatory Observation” trên buồng lái, khoang khách, trong SIM, hoạt động khai thác tại sân bay và hangar.

alt text
Đoàn đánh giá IOSA. (Ảnh: Lê Hằng).

Điểm nhấn trọng tâm trong quá trình đánh giá IOSA 2022

► Hoạt động tái cấu trúc kinh doanh, tổ chức, nguồn nhân lực của VNA.

► Sự thay đổi đối với hoạt động khai thác, quy trình khai thác và loại hình khai thác đặc biệt được Cục HKVN phê chuẩn mới như EDTO B787-9 207’, A350 240’, CPDLC, RNP2;

► Mở rộng khu vực khai thác, các đường bay quốc tế mới (SFO, New Dehli, Tây Ban Nha, Srilanka…).

► Đảm bảo an toàn khai thác khi khôi phục mạng đường bay quốc tế, tăng tuần suất các chuyến bay và bay qua các khu vực quân sự trọng yếu.

► Mở rộng quy mô khai thác các chuyến bay chở hàng trên khoang khách đến các quốc gia, vùng lãnh thổ mới.

► Đưa các tàu bay A321 đang được bảo quản dừng bay hơn 1 năm trở lại khai thác an toàn.

► Chuyển đổi cấu hình tàu bay A321, A350, B787 phục vụ các chuyến bay chở hàng và chuyển đổi cấu hình về khai thác chở khách thông thường.

► Kế hoạch bảo dưỡng ngắn và dài hạn, thực hiện các chương trình AD, SB nâng cao độ tin cậy của thiết bị và hệ thống tàu bay.

► Công tác huấn luyện phi công, tiếp viên, nhân viên điều hành khai thác, nhân viên kỹ thuật, nhân viện phục vụ mặt đất trong và ngoài nước.

► Theo dõi, giám sát hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài.

► Quản lý sự thay đổi, nhận diện mối nguy hiểm, đánh giá rủi ro an toàn trong hoạt động khai thác.

Kết quả sau 5 ngày đánh giá

► 98,83% các điểm phù hợp.

► 1.17% điểm không phù hợp.

Sau khi kết thúc đánh giá nội bộ, VNA đã đệ trình bộ Hồ sơ báo cáo tuân thủ (Conformance Report) lên Tổ chức đánh giá. Đây là cơ sở dữ liệu, là kết quả và là bằng chứng chứng minh độ tin cậy, tính toàn vẹn của chương trình đảm bảo an toàn – chất lượng. Theo đánh giá của Argus Pros thông báo tại buổi họp Closing  meeting: 99% số tiêu chuẩn đảm bảo tính chính xác, đạt yêu cầu. 

Cùng với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị và những kinh nghiệm đã thu được từ các lần đánh giá trước, ngày 15/7, VNA đã khép lại một tuần cao điểm thực hiện thành công chương trình gia hạn chứng chỉ IOSA 2022.

alt text
Ngày 15/7, VNA đã khép lại một tuần cao điểm thực hiện thành công chương trình gia hạn chứng chỉ IOSA 2022. (Ảnh: Lê Hằng).

Với tinh thần “Đoàn kết, sáng tạo, bản lĩnh, hành động” và giá trị cốt lõi “an toàn là số 1” là nền tảng cho mọi hoạt động”, Ban An toàn – Chất lượng cùng với các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn – chất lượng, hệ thống khai thác, bảo dưỡng tàu bay, công tác huấn luyện đào tạo, tiếp tục thực hiện chương trình văn hóa an toàn đạt trên mức 4, hướng tới mức 5 vào năm 2025, vận hành hiệu suất cao nhất chương trình An toàn – Chất lượng tổng thể AQD.

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.