12h15: Bế mạc Đại hội
Sau thời gian làm việc tích cực, nghiêm túc và trách nhiệm, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của TCTHK đã hoàn thành toàn bộ chương trình và đạt được sự đồng thuận nhất trí cao. Thành công của Đại hội ngày hôm nay là tiền đề để TCTHK triển khai thực hiện tốt kế hoạch năm 2022 và các nội dung đã được ĐHĐCĐ thông qua.
12hh00: Thông qua dự thảo Biên bản, Nghị quyết Đại hội
11h45: Giới thiệu nhân sự Bầu HĐQT
Căn cứ vào văn bản giới thiệu nhân sự HĐQT của Cổ đông Nhà nước-Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (chiếm 55,20% cổ phần của TCTHK), HĐQT trình ĐHĐCĐ nhân sự đề cử bầu bổ sung TV HĐQT đối với ông Hiroyuki Kometani- Phó chủ tịch cấp cao, Giám đốc chiến lược tập đoàn và sáng tạo tương lai – ANA Holdings để thay thế Thành viên HĐQT vừa miễn nhiệm là ông Tomoji Ishii đã có đơn từ nhiệm từ ngày 31/3/2022.
11h12: Đại hội biểu quyết thông qua các kế hoạch, báo cáo và Thông qua Quy chế bầu cử
Các cổ đông biểu quyết tại Đại hội. (Ảnh: VNA).
Lý do chậm tái cơ cấu đội tàu bay đã ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của Hãng?
Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hoà trả lời:
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, máy bay dư thừa, do đó việc bán máy bay của Hãng gặp nhiều khó khăn. VNA sẽ đẩy mạnh bán máy bay vào 6 tháng cuối năm 2022. VNA sẽ tiếp tục phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn, phát triển bền vững sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi và phát triển.
Thu nhập của NLĐ đã khôi phục được bao nhiêu phần trăm?
Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hoà trả lời:
Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của NLĐ, VNA đã báo cáo với các cấp và đã sửa đổi Nghị định 20. Năm 2020 thu nhập của NLĐ bằng 60% năm 2019. Năm 2022 thị trường phục hồi thì thu nhập NLĐ sẽ bằng 65% năm 2019.
Hãng sẽ tiết giảm chi phí tối đa, tận dụng mọi cơ hội để gia tăng doanh thu từ đó có thêm cơ hội tăng thu nhập cho NLĐ… VNA đang rất cố gắng triển khai nhiều giải pháp để tăng thu nhập cho NLĐ theo đúng phương châm “Người lao động là tài sản quý giá nhất”.
Khả năng vé máy bay sẽ được nới trần, VNA có tính toán gì khi cơ quan chức năng chấp thuận?
TGĐ Lê Hồng Hà trả lời:
Giá vé máy bay đang được thực hiện theo thông tư 17, thời điểm xây dựng giá trần nội địa khi giá đô la Mỹ và xăng dầu ở mức khác và bây giờ đã rất khác, đặc biệt là giá nhiên liệu. Tác động của giá nhiên liệu đó đã được VNA trình và xem xét về phụ thu nhiên liệu và nới giá trần. Đó là phản ánh tình hình thị trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời giúp VNA đẩy mạnh phục vụ các hành khách có khả năng chi trả, từ đó giúp Hãng tái đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như giúp các hãng HK Việt Nam nới biên độ giá.
Trong Quý 1 VNA đã âm vốn chủ sở hữu. Liệu năm nay có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? Nguồn tiền để duy trì hoạt động?
Ông Trần Thanh Hiền – Kế toán trưởng, Trưởng ban TCKT TCT trả lời:
Năm nay sự phục hồi rất mạnh mẽ, nhưng hậu quả còn rất nặng nề ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của VNA. Năm 2021, VNA cũng đã rơi vào trạng thái này và với sự hỗ trợ của nhà nước, VNA đã vượt qua và tiếp tục duy trì trên sàn chứng khoán HoSe. VNA nhận thức được nguy cơ này và đã có đề án tái cơ cấu, đề án tổng thể để tháo gỡ khó khăn với rất nhiều giải pháp tăng thu nhập, tăng vốn… đây là mục tiêu trong năm 2022. Đề án đã được báo cáo và Hãng kỳ vọng sớm được cơ quan thẩm quyền xem xét.
Về nguồn tiền duy trì hoạt động, nhờ phục hồi của thị trường VNA đã có những dấu hiệu khởi sắc. VNA xây dựng phương án dòng tiền trong năm 2022, đảm bảo hoạt động liên tục. Bên cạnh thị trường phục hồi, VNA đã đàm phán được với các đối tác để duy trì hoạt động ổn định.
Ông Trần Thanh Hiền – Kế toán trưởng, Trưởng ban TCKT TCT trả lời câu hỏi của các cổ đông. (Ảnh: VNA).
Doanh thu năm 2022 hứa hẹn khá tích cực. Vậy tại sao mức giảm lỗ không giảm tương ứng?
Ông Trần Thanh Hiền – Kế toán trưởng, Trưởng ban TCKT TCT trả lời:
Hoạt động SXKD năm 2022 của VNA chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Yếu tố tích cực đó là sự phục hồi nhanh của thị trường. Với tình hình này, VNA sẽ chớp thời cơ để gia tăng sản lượng, doanh thu… Tuy nhiên, yếu tố tiêu cực mà chúng ta có thể thấy rõ là giá nhiên liệu năm nay ở ngưỡng gấp đôi năm 2021. Nhiều hãng đã không bay được khi giá dầu tăng mạnh. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến thu – chi. Bên cạnh đó là yếu tố xung đột chính trị… VNA đã tính toán và xây dựng phương án, giải pháp giảm thiểu rủi ro.
Về các phương án thoát khỏi âm vốn, VNA chắc chắn sẽ phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn và đã có trong đề án tái cơ cấu.
10h15: Đại hội tiến hành Thảo luận và biểu quyết.
Sau khi lắng nghe các báo cáo, Đại hội thảo luận với các ý kiến từ cổ đông và được đại diện VNA giải đáp.
10h00: Báo cáo tiền lương, thù lao của thành viên HĐQT, BKS năm 2021 và kế hoạch 2022
Ông Lê Trường Giang – TV HĐQT lên trình bày Báo cáo tiền lương, thù lao của TV HĐQT, BKS năm 2021 và kế hoạch 2022
9h 30: Báo cáo của Ban KS về kết quả kinh doanh của Công ty, kết quả hoạt động của HĐQT, Tổng Giám đốc năm 2021; Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban và thành viên Ban KS
Bà Nguyễn Thị Thiên Kim – Trưởng Ban KS thay mặt Ban KS lên trình bày Báo cáo của Ban KS về kết quả kinh doanh của Công ty, kết quả hoạt động của HĐQT, Tổng Giám đốc năm 2021 và Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban KS và thành viên Ban KS.
9h20: Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hoà báo cáo hoạt động của HĐQT năm 2021 và định hướng hoạt động năm 2022
HĐQT VNA gồm 7 thành viên, trong đó có 01 thành viên độc lập và 01 thành viên điều hành (kiêm chức danh Tổng Giám đốc). Các thành viên HĐQT đều được phân công phụ trách, theo dõi từng lĩnh vực quản lý, SXKD cụ thể phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của từng TV. Các TV HĐQT đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hoạt động tuân thủ quy định của pháp luật, Điều lệ Tổng công ty, đảm bảo vai trò quản lý toàn diện các lĩnh vực SXKD, tìm ra hướng đi phù hợp cho VNA trong bối cảnh khó khăn chung của toàn ngành.
HĐQT đã tổ chức 9 phiên họp định kỳ để đánh giá kết quả kinh doanh, đưa ra các định hướng, chỉ đạo hoạt động và trao đổi về các nội dung, chuyên đề phục vụ công tác quản trị VNA.
9h15: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021
Ông Trần Thanh Hiền- Kế toán trưởng TCT lên trình bày nội dung Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2021.
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản trong báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán:
– Tổng tài sản công ty mẹ là 58. 040,48 tỷ đồng; Tổng tài sản hợp nhất là 63.058 tỷ đồng.
– Tổng cộng nguồn vốn Công ty mẹ là 58.040 tỷ đồng; Tổng cộng nguồn vốn hợp nhất là 63.058 tỷ đồng.
9h05: ông Lê Hồng Hà- TV HĐQT kiêm Tổng giám đốc thay mặt Ban Chủ tọa trình bày Kế hoạch SXKD năm 2022.
TGĐ Lê Hồng Hà cho biết, năm 2021, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành hàng không. Tại thị trường nội địa, đại dịch bùng phát vào cao điểm Tết và cao điểm Hè làm nhu cầu đi lại của hành khách sụt giảm mạnh.
Trước hoàn cảnh có nhiều khó khăn, bất lợi, VNA đã chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp tự thân, cũng như tận dụng các hỗ trợ từ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác đảm bảo an toàn tuyệt đối và hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, xã hội.
Bằng những giải pháp linh hoạt, sáng tạo, VNA đã đạt được những kết quả khả quan hơn so với kế hoạch năm 2021 đã báo cáo Đại hội đồng cổ đông. Tổng doanh thu hợp nhất năm 2021 ở mức 29.752 tỷ đồng, lỗ hợp nhất trước thuế thấp hơn 1.339 tỷ đồng so với số lỗ kế hoạch đã báo cáo ĐHĐCĐ.
Trong năm 2022 và các năm tiếp theo, VNA sẽ tiếp tục tập trung thực hiện kế hoạch triển khai tái cơ cấu toàn diện sau khi Đề án Tái cơ cấu TCTHK được cấp có thẩm quyền và ĐHĐCĐ thông qua, trong đó, chủ yếu tập trung triển khai các giải pháp từ nội lực của doanh nghiệp như tái cơ cấu tài sản, đội tàu bay, tái cơ cấu danh mục đầu tư, tái cơ cấu nguồn vốn… Đặc biệt, công tác tái cơ cấu tổ chức sẽ tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, công tác đổi mới quản trị tập trung xây dựng, điều chỉnh lại quy chế, quy trình thực hiện công việc, đẩy mạnh ứng dụng đổi mới hệ thống CNTT và chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực SXKD.
9h00: Quy chế tổ chức ĐH
Ông Tạ Mạnh Hùng- thay mặt Ban Chủ tọa trình bày Quy chế tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022
8h55: Thông qua chương trình ĐH
Chương trình Đại hội gồm các nội dung như sau:
1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022;
2. Báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán;
3. Báo cáo hoạt động của HĐQT năm 2021 và định hướng năm 2022; Báo cáo đánh giá của thành viên độc lập HĐQT 2021.
4. Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của TCT, kết quả hoạt động của HĐQT, TGĐ;
5. Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát (BKS) và thành viên BKS;
6. Báo cáo tiền lương, thù lao HĐQT, BKS năm 2021 và kế hoạch năm 2022;
7. Phương án kiện toàn nhân sự HĐQT;
8. Đề án cơ cấu lại TCTHK giai đoạn 2021 – 2025;
9. Sửa đổi Điều lệ của TCTHK.
8h45: Giới thiệu Ban chủ tọa Đại hội
Ban Chủ tọa với số lượng là 05 thành viên:
1. Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT, Chủ tọa Đại hội
2. Ông Lê Hồng Hà, TV HĐQT kiêm TGĐ, Thành viên Ban Chủ tọa
3. Ông Tạ Mạnh Hùng, TV HĐQT, Thành viên Ban Chủ tọa
4. Ông Lê Trường Giang, TV HĐQT, Thành viên Ban Chủ tọa
5. Ông Đinh Việt Tùng, TV HĐQT, Thành viên Ban Chủ tọa
8h35: Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hoà phát biểu khai mạc Đại hội
Thay mặt Hội đồng quản trị và Ban Lãnh đạo TCT, Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hoà phát biểu khai mạc Đại hội. Chủ tịch Đặng Ngọc Hoà cho biết: Năm 2021 là một giai đoạn khó khăn và nhiều biến động đối với toàn ngành hàng không. Các đợt dịch trong nước bùng phát vào cao điểm Tết, cao điểm Hè và kéo dài đến tận cuối năm 2021 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu cầu đi lại ở thị trường nội địa. Còn đối với mạng bay quốc tế, các đường bay chỉ được mở rất hạn chế, chủ yếu là các chuyến bay chở khách một chiều kết hợp vận tải hàng hóa.
Đứng trước hoàn cảnh đó, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc cùng toàn thể CBNV VNA đã đoàn kết, nỗ lực phi thường, duy trì sản xuất kinh doanh, tìm hướng phát triển mới và vượt qua những khó khăn chưa từng có trong lịch sử ngành hàng không.
Với vai trò là hãng hàng không quốc gia, lực lượng vận tải chủ lực của hàng không Việt Nam, VNA trong năm 2021 đã sát cánh cùng cả nước chiến đấu với đại dịch Covid-19, ngay cả trong tình hình hết sức hạn chế và thiếu thốn nguồn lực.
Song song với nỗ lực chống dịch, VNA đã không ngừng đẩy mạnh tái cơ cấu, tiết kiệm chi phí và tìm kiếm nguồn doanh thu mới. Chi phí cắt giảm của VNA trong năm 2021 đạt trên 10.300 tỷ đồng, trong đó chi phí cắt giảm được nhờ nỗ lực tự thân là trên 5.500 tỷ đồng.
Năm 2022, nhiều khó khăn vẫn còn ở phía trước, nhưng những kết quả của năm 2021 tích cực hơn so với kế hoạch, cùng với việc triển khai các giải pháp tự thân từ chính doanh nghiệp, sẽ tạo động lực mạnh mẽ để VNA phục hồi trong năm 2022, tiến tới ổn định trong những năm tiếp theo.
8h30: Giới thiệu khách mời, Đại biểu
Đến dự đại hội cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) năm 2022 của VNA có ông Nguyễn Ngọc Cảnh – Phó chủ tịch UBQLVNN tại DN; các ông, bà đại diện cho Vụ công nghệ hạ tầng, Vụ phó Vụ tổ chức cán bộ. Tham dự Đại hội còn có các đại biểu đại diện các cơ quan: Bộ GTVT, Cục HKVN, đại diện cổ đông lớn ANA, SCIC, Vietcombank, Công ty kiểm toán Deloitte, các cổ đông của TCT và đại diện các cơ quan báo chí.
Về phía VNA, có sự tham dự của ông Đặng Ngọc Hòa – Chủ tịch HĐQT, ông Lê Hồng Hà – Thành viên HĐQT kiêm TGĐ và các thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc, Kế toán trưởng, Chủ tịch Công đoàn TCT, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và các công ty thành viên.
8h00: Đón khách và Kiểm tra tư cách cổ đông