[Quanh chúng ta] Tổ Quốc tế – KHĐB: “Phòng thủ – Tấn công” theo diễn biến dịch bệnh và thị trường

Ngày 28/11, chuyến bay thẳng thương mại thường lệ tới Mỹ đầu tiên được VNA khai thác đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử hàng không Việt Nam nói chung và Hãng hàng không Quốc gia nói riêng. Sự kiện cũng đồng thời ghi nhận thành tựu lớn nhất của các “chiến binh” Tổ Quốc tế – Phòng Kế hoạch Đường bay – Ban KHPT  kể từ khi được thành lập tới nay, với nỗ lực điều phối và triển khai đề án tại quốc gia có các thủ tục pháp lý ngành hàng không khắt khe, phức tạp bậc nhất thế giới. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Thời bình” xung phong, “thời chiến” cố thủ

Hai năm nay, nhắc tới “mạng bay quốc tế”, người ta chỉ nghĩ đến chiếc bảng điện thông báo vắng lặng, thỉnh thoảng lác đác vài chuyến bay thuê chuyến, hoặc bay chở hàng. Hẳn sẽ có người đặt ra câu hỏi: “Tổ Quốc tế sẽ làm gì trong những ngày này?”. 

Đã từng là bộ phận “hot” nhất nhì TCT –trong giai đoạn “thời bình”, Tổ quốc tế với mạng bay rộng khắp mang về phần lớn doanh thu trong mạng bay VNA (ngoài mạng bay nội địa và thuê chuyến). Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng của dịch Covid, hoạt động vận tải hành khách quốc tế gần như bị ngưng lại. Tổ Quốc tế hiện tại phải san sẻ khó khăn cùng TCT với chỉ 2 nhân sự chính thức, cho tới thời điểm hiện tại. 

Tuy nhân lực mỏng nhưng khối lượng công việc mà Tổ Quốc tế phụ trách không hề nhẹ chút nào. Hiện nay, Tổ thực hiện các công việc liên quan đến lịch bay thường lệ quốc tế, gồm theo dõi tình hình thị trường, kết quả khai thác và hợp tác của VNA và các hãng khác.

alt text
Các thành viên Tổ quốc tế. (Ảnh: TQT).

Việc đề xuất các biện pháp điều chỉnh lịch bay nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của đường bay, thực hiện xin phép bay mùa; nghiên cứu thị trường và dự báo dung lượng thị trường thông qua việc thu thập và cập nhật các thông tin, số liệu về thị trường, phân tích tình hình và xu hướng phát triển của thị trường để đưa ra dự báo về dung lượng thị trường cũng là một mảng công việc quan trọng khác. 

Bên cạnh đó, Tổ tham mưu cho ban lãnh đạo về chiến lược, kế hoạch và biện pháp phát triển thị trường; tham gia lập đề án nghiên cứu khả thi và thực hiện các công tác chuẩn bị cho mở đường bay mới; lập kế hoạch vận chuyển OFOD dựa trên cơ sở dự báo dung lượng thị trường, diễn biến và xu hướng phát triển, tình hình cạnh tranh, kết quả khai thác và hợp tác với các hãng khác; phối hợp nghiên cứu và kiến nghị về các hợp tác quốc tế, chính sách không tải.

Trong giai đoạn dịch bệnh, với nhu cầu khách rất thấp do bị nhiều rào cản về quy định nhập cảnh của các nước, việc chở khách thường lệ không thể được thực hiện một cách độc lập. Tổ Quốc tế đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan để thực hiện các chuyến bay chở khách thường lệ (chủ yếu chặng từ Việt Nam đi). Cùng với đó là kết hợp với các chuyến bay hàng hóa để tối ưu hóa hiệu quả khai thác và nguồn lực, từ đó, không chỉ đem lại doanh thu mà còn giúp duy trì hình ảnh và sự hiện diện của VNA trên các thị trường.

Ngoài ra, Tổ cũng lên kế hoạch để từ đầu tháng 12/2021 để VNA bắt đầu khai thác các chuyến bay chở khách thường lệ chặng về trên các chuyến chở hàng mà chiều đi chở hàng cabin. Phương án khai thác này tối đa hóa tải chuyên chở cho hàng hóa và cũng giúp tăng doanh thu từ hoạt động chở khách trên các chuyến bay chiều về chỉ chở hàng khoang bụng.

“Các công việc trong giai đoạn Covid mang tính chất thay đổi hàng ngày và cần sự phối hợp dày đặc của các bộ phận liên quan. Khác với tính chất công việc của các đường bay quốc tế trước đây (thường ít thay đổi và có tính chất mùa vụ ổn định), các thành viên phải theo sát thị trường, cập nhật tình hình từ các chi nhánh cũng như từ nhiều nguồn tin khác nhau để điều chỉnh sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, các phương án khai thác như giai đoạn trước Covid không còn khả thi, vậy nên, các thành viên phải tìm hiểu và phối hợp với ban TTHH để tìm ra các phương án khả thi hơn” – chị Nghiêm Hải Anh chia sẻ.

Vững niềm tin, sẵn sàng đón đầu thị trường

Với thành công lớn khi VNA trở thành hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam được chấp thuận khai thác chuyến bay thương mại thường lệ tới Mỹ, Tổ quốc tế đã chứng minh khả năng “chiến đấu” bền bỉ khi điều phối và triển khai đề án quan trọng này. 

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, chưa có dữ liệu trong quá khứ để đối chiếu và dự báo xa ngày. Đồng thời có nhiều quy trình, thủ tục chưa có tiền lệ, đòi hỏi cần có sự phối hợp nhịp nhàng và thông suốt giữa các đơn vị. Đó cũng là những thách thức không nhỏ đối với Tổ quốc tế trên con đường chinh phục các đường bay trong thời gian này. 

alt text
Để sẵn sàng đón đầu cơ hội hồi phục, cùng với Phòng KHĐB – Tổ đang lên phương án khai thác các đường bay thường lệ quốc tế, dự kiến bắt đầu từ 1/1/2022. (Ảnh: TQT).

Hiện nay, Tổ đang ưu tiên nhiệm vụ lên kế hoạch sản phẩm mạng bay quốc tế năm 2022, với các điều chỉnh phù hợp với mục tiêu SXKD của TCT trong năm mới, với những diễn biến mới của dịch bệnh. 

Đặc biệt, với điểm sáng tới từ quyết định của Thủ tướng Chính phủ khi đồng ý với phương án khai thác lại các đường bay quốc tế, cho phép các hãng hàng không chở khách từ nước ngoài vào Việt Nam mà không áp dụng các biện pháp cách ly tập trung (với người đã tiêm 2 mũi), Tổ có thêm hi vọng về sự tích cực của mạng bay quốc tế trong tương lai. 

Để sẵn sàng đón đầu cơ hội hồi phục, Tổ đang lên phương án khai thác các đường bay thường lệ quốc tế, dự kiến bắt đầu từ 1/1/2022. Đồng thời, tiếp tục triển khai và theo dõi lịch bay thường lệ tới Mỹ.

“Tổ quốc tế kỳ vọng năm 2022 sẽ là một năm của sự thay đổi mạnh mẽ, sau khi các thị trường đều đã bị xáo trộn ít nhiều từ đại dịch, mong rằng các sản phẩm và dịch vụ của VNA sẽ luôn bắt nhịp và theo sát nhu cầu thị trường, đặc biệt trong giai đoạn đầu phục hồi khó lường, để không bỏ lỡ cơ hội vươn mình trở lại” chị Phạm Minh Huyền chia sẻ.

TTNB-Tổ quốc tế

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.