Những câu hỏi thường gặp về chính sách BHSK mới (Kỳ 3)

Quyền lợi về thai sản, khám chữa bệnh răng, cùng một số thắc mắc thường gặp về bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác sẽ là nội dung được VNA Spirit gửi tới CBNV trong bài tổng hợp dưới đây.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

5. Quyền lợi về KCB răng

Q: Quyền lợi răng có bao gồm phẫu thuật hay tiểu phẫu không?

Phạm vi BH theo điều khoản HĐBH như sau:

Điều trị răng bao gồm:

– Khám chụp X.Q

– Viêm nướu (lợi), nha chu;

– Trám răng bằng chất liệu thông thường như amalgam, composite, fuji…

– Điều trị tuỷ răng

– Cạo vôi răng (Lấy cao răng tối đa tối đa 2 lần/năm);

– Nhổ răng bệnh lý, răng khôn (Bao gồm tiểu phẫu)

=> Có bao gồm tiểu phẫu

Q: Trường hợp cần nhổ răng khôn tại HN, có thể khám/điều trị tại các phòng mạch tư, phòng nha tư nhân có giấy phép hành nghề và cung cấp được hóa đơn/chứng từ tài chính theo quy định thì có được thanh toán bảo hiểm không?

A: Được thanh toán: Các phòng khám có đăng kí kinh doanh, có giấy phép hành nghề, có hóa đơn tài chính và chứng từ y tế đầy đủ.

Q: Trường hợp tôi hàn răng bằng các chất liệu cao cấp thì có được chi trả không?

A: Chỉ chi trả chi phí trám răng bằng chất liệu thông thường như mục quyền lợi HĐ:

“- Trám răng bằng chất liệu thông thường như amalgam, composite, fuji…”

Q: Nên đi khám răng ở đâu để được thanh toán và thủ tục nào cần có để được bồi thường khi đi khám và điều trị răng?

A: – Đi khám ở đâu: Các bệnh viện trên cả nước, hoặc các phòng khám có đăng kí kinh doanh, có giấy phép hành nghề, có hóa đơn tài chính và chứng từ y tế đầy đủ.

-Thủ tục bồi thường: Vui lòng tham khảo hướng dẫn về hồ sơ yêu cầu trả tiền BH

Q: Nhổ răng khôn, răng mọc lệch có được bồi thường hay không

A: Được bồi thường theo mục quyền lợi sau:

– Nhổ răng bệnh lý, răng khôn (Bao gồm tiểu phẫu) => Được BH

– Nhổ răng mọc bất thường, lấy tủy, cắt u răng, cắt cuống răng => Không được BH

alt text
Với giá trị cốt lõi “Người lao động là tài sản quý giá nhất”, Đảng ủy, HĐQT TCTHK đã quyết định bằng chi phí của TCT duy trì chính sách BHSK cho toàn bộ NLĐ của TCT giai đoạn 2021-2023 (Ảnh: VNA).

6. Quyền lợi thai sản

Q: Bảo Minh có giới hạn số ngày nằm viện trong trường hợp sinh thường và sinh mổ?

A: Giới hạn sinh thường tối 3 ngày nằm viện, sinh mổ 4-5 ngày, trừ các trường hợp bất thường có chỉ định lưu viện thêm

Q: Nếu tôi đã đăng ký gói sinh trọn gói tại các bệnh viện Vinmec, Việt Pháp…. thì có được chi trả các chi phí xét nghiệm trước sinh, chi phí sinh không?

A: Thanh toán theo mục quyền lợi thai sản của HĐBH bao gồm:

-Khám Thai định kỳ: 500.000đ/năm

– Chi phí xét nghiệm lần cuối trước khi nhập viện phục vụ trực tiếp cho ca sinh được bảo hiểm theo mức giới hạn phụ của quyền lợi 5a: 3.300.000đ/năm

– Chi phí Sinh và trợ cấp:

 + Quyền lợi thai sản ( không bao gồm khám thai định kỳ): 84.000.000 VNĐ

 + Sinh thường và biến chứng thai sản không phải phẫu thuật: Bao gồm trong giới hạn nằm viện, mục A-l nêu trên, tối đa đến STBH quyền lợi thai sản

 + Sinh mổ có chỉ định cùa bác sĩ và biến chứng thai sản phải phẫu thuật: Bao gồm trong giới hạn nằm viện, mục A-l nêu trên và giới hạn phẫu thuật, mục A-2 nêu trên, tối đa đến STBH quyền lợi thai sản

 + Chăm sóc em bé trong vòng 7 ngày ngay sau khi sinh (với điều kiện mẹ vẫn đang nằm viện): 600.000 VNĐ/ca

 + Trợ cấp sinh tại Bệnh viện công

  • Sinh thường: 500.000 VNĐ/ca sinh
  • Sinh mổ: 1.000.000 VNĐ/ca sinh

 

alt text
Đối mặt với những khó khăn và thử thách cũng là cơ hội để mỗi chúng ta vượt qua được vùng an toàn và giới hạn của bản thân, qua đó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới ngay khi thị trường phục hồi (Ảnh: VNA).

Q: Tôi đăng ký sinh trọn gói tại bệnh viện. Chi phí trọn gói đó có được bồi thường không?

A: Xem xét các mục dịch vụ y tế nêu trong Gói sinh đó và được bồi thường theo các mục quyền lợi thai sản nêu trong đơn BH (tham khảo câu trả lời bên trên).

Q: Về thai sản, các tình huống như sau thì BH thanh toán bao nhiêu?

– 4 lần khám thai định kỳ gồm siêu âm, triple test, double test,

– Trường hợp động thai,

– Trường hợp chọc ối, sàng lọc trước sinh

A: Các tình huống được thanh toán như sau:

– 4 lần khám thai định kỳ gồm siêu âm, triple test, double test: Thuộc Quyền lợi khám thai định kỳ có mức giới hạn bồi thường 500.000 VND/năm.

– Trường hợp chọc ối, sàng lọc trước sinh: Thuộc Quyền lợi khám thai định kỳ có mức giới hạn bồi thường 500.000 VND/năm

– Trường hợp động thai: Thanh toán theo giới hạn Quyền lợi biến chứng thai sản nếu việc điều trị yêu cầu sử dụng các thủ thuật sản khoa theo quy định tại mục 11-thai sản và sinh đẻ tại Quy tắc 0432 của Bảo Minh và danh mục thủ thuật sản khoa theo Quy định của Bộ y tế. Trường hợp điều trị Dưỡng thai không thuộc phạm vi BH

Q: Chương trình của NLĐ được miễn thời gian chờ đối với các quyền lợi có áp dụng với thai sản không?

A: Miễn toàn bộ thời gian chờ bao gồm Thai sản

Q: Trường hợp sinh em bé từ 1/1/2021 đến 15/5/2021 có được chi trả không?

A: Chỉ chi trả các chi phí phát sinh trong thời hạn hiệu lực của HĐBH từ 15/5/2021.

Q: Tôi được chẩn đoán động thai, bác sĩ chỉ kê toa điều trị ngoại trú tôi có được bảo hiểm không?

A: Được thanh toán theo giới hạn quyền lợi khám thai định kỳ 500.000 VND/năm.

alt text
Người VNA an tâm trên mọi hành trình với gói bảo hiểm sức khỏe (Ảnh: VNA)

7. BH y tế hoặc BH khác

Q: Nếu tôi đã có BHYT tại bệnh viện, thì bảo hiểm này thanh toán như thế nào cho tôi?

A: Bảo Minh thanh toán chi phí thực tế phát sinh theo Hóa đơn tài chính- Là phần chi phí mà người được BH phải tự chi trả ngoài BHYT

Q: Tôi đã điều trị theo đúng tuyến BHYT, nên không có hồ sơ bệnh án, vậy Bảo Minh sẽ chi trả các chi phí này như thế nào?

A: Người được BH phải cung cấp hồ sơ yêu cầu BH đầy đủ theo hướng dẫn về hồ sơ yêu cầu trả tiền Bảo Hiểm, ứng với các chi phí mà người được BH yêu cầu chi trả theo HĐ này.

Q: Khi điều trị nội trú, nhiều bệnh nhân thường sử dụng BHYT, và chỉ cần yêu cầu bồi thường phần trợ cấp nằm viện. Bảo Minh có giải quyết không, nếu bệnh viện không thể cung cấp bảng kê viện phí mà chỉ có Giấy ra viện?

A: Để thanh toán quyền lợi trợ cấp, Người được BH bắt buộc cung cấp giấy ra viện + bảng kê viện phí có thể hiện số ngày giường

Q: Nếu tôi đã có chương trình BHSK ở các chương trình BH khác (nhân thọ hoặc BHSK ở các cty BH khác) rồi thì quyền lợi bảo hiểm của tôi được chi trả như thế nào nếu có bồi thường phát sinh?

A: Bảo Minh thanh toán chi phí thực tế-phần chưa được thanh toán bởi các chương trình BH khác (BHYT, BH nhân thọ hoặc BH CSSK của công ty BH khác).

Nếu NĐBH nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường ở các công ty bảo hiểm khác trước, thì yêu cầu họ trả lại bản copy có đóng dấu của công ty bảo hiểm đó toàn bộ hóa đơn, chứng từ y tế, thông báo bồi thường đã chi trả, sau đó làm HS yêu cầu bồi thường nộp cho Bảo Minh để Bảo Minh tiến hành bồi thường tiếp trên nguyên tắc tổng số tiền bồi thường của các công ty bảo hiểm không vượt quá chi phí thực tế đã phát sinh thể hiện trên hóa đơn của NĐBH.

Q: Tôi đã có BHSK (riêng có) tại Bảo Minh hoặc MIC, tôi muốn hủy bảo hiểm có được không?

A: Anh/chị vui lòng làm việc bộ phận phụ trách HĐBH muốn hủy này (ở BM hay MIC) để có trả lời về cách thức hủy BH riêng có này nhé.

(Còn tiếp)

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.