Nhiều giải thưởng hấp dẫn với cuộc thi về VHAT

Hãy tham gia ngay Cuộc thi trò chơi hóa về Văn hoá an toàn đang diễn ra sôi nổi trong toàn TCT để biến những trải nghiệm trên trở thành hiện thực và có cơ hội nhận được các giải thưởng hấp dẫn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bạn có thể chơi game để giải trí, nhưng cũng có thể chơi game để học hỏi, tích lũy kiến thức và có cơ hội nhận được các giải thưởng hấp dẫn. 

Thay vì phải nhàm chán, khô khan với những câu hỏi kiểm tra kiến thức đơn thuần chỉ toàn chữ với chữ, nay các bạn có thể trải nghiệm tìm hiểu kiến thức thông qua trò chơi hóa hay còn goi là “gamification”.

Hãy tham gia ngay Cuộc thi trò chơi hóa về VHAT đang diễn ra sôi nổi trong toàn TCT để biến những trải nghiệm trên trở thành hiện thực.

Cuộc thi Gamification nằm trong tổng thể Chương trình VHAT 2020 đang diễn ra trong toàn TCT với mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ VHAT của TCT đạt mức 4 (Chủ động) trong năm 2020 và hướng tới mức 5 (Tiến tiến) năm 2025.

Cuộc thi được tổ chức với 5 vòng thi trực tuyến tương ứng với 5 thang bậc phát triển của Văn hóa an toàn:

5 người chơi xuất sắc được lựa chọn từ Vòng 5 sẽ được tôn vinh tại Hội thảo VHAT 2020, dự kiến tổ chức tháng 10 để lựa chọn 01 Người xuất sắc nhất với giải thưởng 01 Smart TV 65’’ và 02 vé khứ hồi chặng quốc tế bất kỳ do VNA khai thác.

Vòng 1 với tên gọi “Chạy bộ” đã khởi động từ 7/9/2020 và sẽ kết thúc 19/9/2020 với số lượt chơi không giới hạn.

Bạn chỉ cần đăng nhập trang web https://vhat.vietnamairlines.com và click vào Start now Mục Trò chơi VHAT 2020 để bắt đầu Vòng 1 “Chạy bộ”.

Vòng 1 “Chạy bộ” sẽ kết thúc 19/9/2020 với số lượt chơi không giới hạn. (Ảnh: ATCL).

Hãy tăng tốc ngay để rinh về các giải thưởng hấp dẫn của cuộc thi.

Chúc các bạn may mắn!

Trò chơi hóa (Gamification) là gì?

Trò chơi hóa  (tiếng Anh: Gamification) một thuật ngữ về một xu hướng quản lý mới, cho phép doanh nghiệp, các công ty đưa các ứng dụng trong công việc ngoài đời thực vào trong một trò chơi nhằm giúp mọi người tìm hiểu, nghiên cứu và chơi để tăng năng suất làm việc hay là việc ứng dụng các thành phần của Game vào trong các lĩnh vực khác để tạo ra một trải nghiệm thú vị cho người dùng, gắn kết người dùng với các ứng dụng phần mềm như website hay mobile app. Trong xu hướng phát triển vài năm gần đây, Game hóa đã trở thành thuật ngữ được dùng trong nhiều lĩnh vực như phát triển phần mềm, marketing, giáo dục, hoạt động nhân sự. 

Những Game hóa là mong muốn nhân viên mình làm công việc mà họ được giao. Hoặc bạn có thể theo dõi công việc nhân viên và rồi thưởng cho họ khi họ làm đúng việc mà họ được giao bằng điểm thưởng, huân chương, vị trí nào đó hoặc thậm chí là tiền. Đây là cách làm mới. Nếu bạn áp dụng cách quản lý này cho một cửa hàng nào đó, hay một siêu thị nào đó đang chạy chương trình điểm thưởng, thì đó cũng là một dạng của Game hóa. Đến nay, đây được xem là công cụ tạo động lực làm việc hàng đầu cho nhân viên. (Nguồn: Wikipedia).

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.