Nhận diện thách thức và “giấc mơ” bay đến Mỹ của hàng không Việt Nam

Sáng ngày 11/12, Bộ GTVT đã tổ chức Tọa đàm “Hàng không Việt Nam: Cơ hội và thách thức” với sự tham dự của các chuyên gia và nhà chức trách hàng không Việt Nam.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Toàn cảnh tọa đàm “Hàng không Việt Nam: Cơ hội và thách thức”. (Ảnh: Xuân Nghĩa).

Buổi tọa đàm có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư, Cục trưởng Cục HKVN Đinh Việt Thắng, TGĐ VNA Dương Trí Thành, Chủ tịch HĐQT TCT Cảng Hàng không VN Lại Xuân Thanh, Phó Tổng giám đốc Vietjet Air Đinh Việt Phương và đặc biệt là Giáo sư Nawal Taneja – chuyên gia quốc tế, được mệnh danh là “bộ não của hàng không thế giới” sẽ cùng nhau trao đổi những vấn đề nóng của hàng không Việt Nam.

Các diễn giả tham dự buổi tọa đàm. (Ảnh: Xuân Nghĩa).

Buổi tọa đàm được chia làm hai phiên chính thảo luận với phiên một nói về giải pháp để hàng không phát triển bền vững, nhìn nhận thách thức trong tăng truỏng và phiên hai nói về cơ hội của các hãng hàng không Việt Nam bay tới Mỹ.

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho biết, trong hơn ba mươi năm đổi mới, ngành hàng không Việt Nam là một trong những lĩnh vực đi đầu, đại diện cho ngành GTVT và đất nước hội nhập quốc tế rất mạnh mẽ và đã đạt nhiều thành tựu nổi bật. Sự phát triển của ngành hàng không đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, mở rộng giao thương quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giúp Việt Nam trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn trong con mắt bạn bè quốc tế.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn phát biểu khai mạc buổi tọa đàm. (Ảnh: Xuân Nghĩa).

Khi được hỏi về việc tốc độ tăng trưởng của hàng không trong thời gian qua có ảnh hưởng lên VNA thế nào, TGĐ Dương Trí Thành cho biết, thực trạng tăng trưởng cao chắc chắn đã và đang tạo ra khó khăn đối vỡi Hãng, đặc biệt áp lực về hạ tầng. Tốc độ tăng trưởng cao khiến chuyến bay kéo dài, ảnh hưởng tới chất lượng và chi phí kinh tế. VNA coi tăng trưởng vận chuyển hành khách là cơ hội lớn để phát triển hàng không, tuy nhiên cần phải có môi trường quản lý để phát triển nhanh, đồng bộ nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả bền vững, chất lượng an toàn. Có như vậy cả hãng hàng không và khách hàng mới nhận được lợi ích dịch vụ ngày càng tốt và bền vững hơn.

Trong thế giới đang thay đổi rất nhanh thì hàng không hiện nay đã trở thành một sản phẩm đại chúng và tốc độ bùng nổ không chỉ ở Việt Nam. 4 áp lực lớn nhất hiện nay của ngành hàng không chính là: hạ tầng, nguồn nhân lực, môi trường và quản trị rủi ro. VNA và các hãng hàng không luôn phải đương đầu khó khăn để tìm ra giải pháp. Đặc biệt về nguồn lực, tuy trong 10 năm qua VNA đã đào tạo được khoảng 1.000 phi công người Việt và sẽ đẩy nhanh tốc độ đào tạo hơn nữa nhưng để đáp ứng được yêu cầu thực tế vẫn luôn là thách thức. 

TGĐ Dương Trí Thành tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Xuân Nghĩa).

Đánh giá về khả năng bay đến Mỹ của các hãng hàng không Việt Nam, Giáo sư Nawal Taneja cho rằng chắc chắn chuyến bay thẳng tới Mỹ thực sự cần thiết nếu nền kinh tế quốc gia được hưởng lợi. Vấn đề là thực hiện khi nào và bằng cách nào.

Hơn ai hết, hãng hàng không cần phải tự đánh giá nguồn lực của mình. Nếu sử dụng mạng lưới bay truyền thống thì không có ý nghĩa, cần phải lập kế hoạch mới về cơ chế tính giá. Nếu chỉ phục vụ khách thăm hay giải trí thì không hiệu quả, những người không muốn tốn thời gian transit là những doanh nhân sẵn sàng chấp nhận trả giá cao, song đi kèm với đó là dịch vụ thuận tiện với tần suất ít nhất 3 chuyến/tuần.

Giáo sư Nawal Taneja cho biết, hiện VNA hoàn toàn có thể thực hiện chuyến bay thẳng, máy bay thân rộng hiện nay hoàn toàn có thể bay thẳng trong điều kiện chỉ bay 1 chiều, thời tiết thuận lợi, phi công có kinh nghiệm. Mặt khác, VNA muốn bay thẳng nhưng lại chưa có thương hiệu ở Mỹ, phải xây dựng mạng lưới để kết nối đối tác ở Mỹ. Do đó, các hãng phải nghĩ tới chuyện xây dựng mạng lưới kết nối với ai, đối tác nào ở Mỹ, chặng nào nối Việt Nam – Mỹ. Ông cho rằng, các hãng đừng nghĩ tới chuyện bay 1 điểm dừng vì luôn có những cạnh tranh rất lớn, thay vào đó phải xử lý bằng cách phân tích dữ liệu về cơ chế tính giá, tập trung đối tượng phục vụ là thương gia.

Giáo sư Nawal Taneja phân tích khả năng bay thẳng tới Mỹ của hàng không Việt Nam. (Ảnh: Xuân Nghĩa).

Nguyen Xuan Nghia – COMM

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.