Khảo sát VHAT 2019: Chương trình đo lường Hệ thống Quản lý an toàn của VNA

Chương trình khảo sát VHAT sẽ giúp chúng ta biết được hiệu quả thực tế của các hành động thúc đẩy an toàn của chúng ta đến đâu, như thế nào và cần cải tiến gì để đưa ra được các giải pháp cụ thể, chính xác nhằm nâng cao VHAT từng bước lên mức 4 năm 2020 và mức 5 năm 2025.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Năm 2019 là năm bản lề đối với tất cả các hoạt động của TCT, trong đó Văn hóa an toàn – Văn hóa chính trực cũng là một nội dung được thúc đẩy mạnh mẽ trong TCT. Với hơn 10 năm xây dựng, triển khai và phát triển Hệ thống Quản lý an toàn SMS, TCT đã có một bước tiến lớn trong việc nâng cao đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các năm qua. Các nội dung cấu thành nên Hệ thống quản lý an toàn SMS bao gồm: chính sách mục tiêu, quản lý rủi ro an toàn, đảm bảo an toàn đã được vận hành đầy đủ và áp dụng hiệu quả từ UBAT đến các Tổ công tác an toàn SAG tại các lĩnh vực, được quốc tế công nhận và đánh giá cao. 

Minh chứng cụ thể là việc Hệ thống Quản lý an toàn SMS của TCT luôn đáp ứng một cách xuất sắc trong các lần kiểm tra và kiểm chứng liên tục Chương trình giám sát AOC của Nhà chức trách hàng không Việt Nam ( hiện đã được nâng cao theo FAA CAT1), của IATA thông qua đánh giá định kỳ IOSA và đánh giá rà soát nội bộ (nâng cấp từ IOSA lên Enhanced IOSA), Chương trình đánh giá MCP của Skyteam các nội dung liên quan đến Hệ thống ATCL, các chương trình làm việc kiểm tra hàng năm của các Nhà bảo hiểm hàng không thế giới với Quỹ quản lý rủi ro an toàn cấp cho TCT ngày càng tăng hàng năm. 

Tuy nhiên, một nội dung nổi lên hàng đầu trong một vài năm trở lại đây được tất cả các bên ngày càng quan tâm đó là Văn hóa an toàn (Safety Culture) của chúng ta đã đạt được ở đâu, cần cải tiến những gì để có thể nâng cao an toàn hơn nữa trong một thế giới đang đổi thay nhanh chóng (công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo, big data,…). Điều này cũng là xu thế chung trong an toàn hàng không trên thế giới với việc Doc 9859 Safety Management Manual – SMM phiên bản số 4 mới nhất của ICAO ban hành năm 2018, lần đầu tiên đã chuyển VHAT (Safety Culture) thành một chương viết riêng (không còn nằm rải rác như trước đây) để thống nhất các định nghĩa, hướng dẫn chính xác và đầy đủ cho Nhà chức trách, các tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không trong đó có Hãng hàng không áp dụng xây dựng và triển khai.

alt text

Để xây dựng VHAT, phương thức từ trước theo cách làm truyền thống đó là thực hiện các giải pháp thúc đẩy an toàn (Safety Promotion) thông qua các bản tin an toàn, giảng bình, huấn luyện đào tạo về an toàn, hội thảo hội nghị về an toàn, báo cáo an toàn, …  và đánh giá hiệu quả của các hoạt động này thông qua thống kê số lượng như: số lượng bản tin an toàn, số lớp về an toàn được triển khai, số báo cáo nhận được và xử lý phản hồi, lượng người tham gia hội thảo hội nghị,… Với cách làm này, Hệ thống quản lý an toàn của chúng ta chỉ đo lường gói gọn trong các con số thông kê sơ cấp và thường không có nhiều ý nghĩa trong công tác quản lý ATCL hiện nay. 

Việc đo lường hiệu quả của các giải pháp thúc đẩy an toàn thông qua Chương trình khảo sát VHAT với công cụ khảo sát, phân tích trực tuyến trên điện toán đám mây (cloud-based software) được cung cấp bởi SurveyMonkey (Công ty đa quốc gia trụ sở tại Mỹ nổi tiếng, hiện giá trị vốn hóa trên thị trường NASDAQ là 2.19 Tỷ USD), do UBAT TCT sử dụng triển khai là vô cùng quan trọng trong thời điểm này. Chương trình khảo sát VHAT sẽ giúp chúng ta biết được hiệu quả thực tế của các hành động thúc đẩy an toàn của chúng ta đến đâu, như thế nào và cần cải tiến gì để đưa ra được các giải pháp cụ thể, chính xác nhằm nâng cao VHAT từng bước lên mức 4 năm 2020 và mức 5 năm 2025 như định hướng của Chủ tịch UBAT-TGĐ Dương Trí Thành đã đặt ra.

Chương trình khảo sát VHAT với cách làm mới đã được công bố triển khai rộng khắp TCT từ 02/04 đến 30/04 tại trang website: https://www.surveymonkey.com/r/PSC7X6V (trả lời 49 câu hỏi được đảm bảo hoàn toàn về bảo mật thông tin và ẩn danh).

Với việc tích cực tham gia của toàn thể các CBNV TCT, UBAT và các Tổ Công tác an toàn sẽ có được một bức tranh toàn cảnh và chính xác về mức độ văn hóa an toàn của TCT đang ở đâu để có thể sắp xếp nguồn lực một cách hợp lý, tiết kiệm nhưng hiệu quả hơn trong các công tác an toàn, tạo thay đổi của chúng ta trong quan điểm và suy nghĩ về cách phát triển VHAT phù hợp với sự phát triển của Ngành hàng không trên thế giới và với chính nhu cầu của chúng ta hiện nay.

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.