[BTPLT5] Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang vào khu vực hạn chế, khoang hàng khách, khoang hàng

Bản tin Pháp luật tháng 5/2021 giới thiệu một số văn bản quy phạm pháp luật, chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2021 như sau:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang vào khu vực hạn chế, khoang hàng khách, khoang hàng của tàu bay

Quyết định số 959/QĐ-CHK  của Cục Hàng không Việt Nam ban hành ngày 07/5/2021, Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang vào khu vực hạn chế, khoang hàng khách, khoang hàng của tàu bay, có hiệu lực từ 07/5/2021.

Danh mục gồm:

Chất nổ, các chất gây cháy, nổ và các vật có thành phần như: ngòi nổ, dây nổ và các thành phần cấu thành khác được sử dụng để gây sát thương hoặc đe dọa đến sự an toàn của tàu bay, gồm: các loại đạn, kíp nổ, ngòi nỏ, dây cháy chậm; các vật mô phỏng giống một vật nổ; mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác; các loại pháo như: pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu và thuốc pháo; đạn khói, quả tạo khói; các loại thuốc nổ, thuốc súng, chất nổ dẻo.

Các loại vũ khí, súng và các loại vật dụng được thiết kế để gây sát thương hoặc các vật giống như vũ khí: các thành phần cấu tạo của súng và đạn (súng phóng điện, súng tự chế như các loại súng in 3D, loại không xác định). Các loại này gồm: súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng bắn đạn ghém, súng săn và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự; các vật dụng, đồ chơi giống vũ khí thật như: súng, bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, vỏ đạn, các vật được chế tác từ vỏ đạn; các bộ phận cấu tạo của súng gồm cả ống ngắm; súng hơi các loại như: súng ngắn, súng trường và súng bắn đạn bi, đạn sơn, đan cao su; súng bắn pháo hoa sáng và súng hiệu lệnh; các thiết bị phóng điện và các thiết bị phóng điện tự tạo; súng la-de hoặc thiết bị phát tia la-de (trừ bút la-de dùng trong giảng dạy, thuyết trình).

Các chất hóa học: các loại bình xịt, khí và chất hóa học nhằm vô hiệu hóa hoặc gây tê liệt như: bình xịt hơi cay (trong đó bao gồm các loại bình xịt được chế tạo từ các loại ớt và hạt tiêu), các loại bình xịt a-xít, bình xịt chống côn trùng và khí cay (hơi cay) trừ trường hợp các loại bình xịt sử dụng để sát khuẩn trên tàu bay; các loại chất hóa học mà khi trộn lẫn có khả năng gây phản ứng nguy hiểm (phản ứng gây cháy); các loại chất hóa  học khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tài sản kể cả khi không được phân loại trong Danh mục Hàng hóa nguy hiểm.

Các vật có lưỡi sắc hoặc đầu nhọn và các thiết bị khi phóng (bắn) có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng:  các vật được chế tạo để băm, chặt, chẻ (rìu, dao phay); dao lam, dao rọc giấy, súng tự chế, súng phóng lao, súng cao su, các loại dao có lưỡi (không bao gồm cán dao) dài trên 06cm hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm; kéo có lưỡi dài trên 06 cm tính từ điểm nối giữa hai lưỡi hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm; dụng cụ võ thuật có đầu nhọn hoặc cạnh sắc: các loại dao găm, kiếm, gươm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, tên, nỏ…; chân đế máy ảnh, camera, gậy, cán ô có đầu nhọn bịt kim loại; các vật sắc, nhọn khác có thể được sử dụng làm hung khí tấn công có tổng chiều dài trên 10 cm.

Các dụng cụ lao động có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe dọa đến an toàn của tàu bay: xà beng, cuốc, xẻng, thuổng, mai, liềm, tràng, đục, cuốc chim; khoan, mũi khoan bao gồm cả khoan bằng tay; các loại dung cụ có lưỡi sắc hoặc mũi nhọn dài trên 06cm và có khả năng sử dụng làm vũ khí như tuốc-nơ-vít; các loại búa, cờ -lê, mỏ lết, kìm có chiều dài trên 10 cm; các loại cưa, lưỡi cưa bao gồm cả cưa bằng tay; đèn khò, dụng cụ bắn vít, bắn đinh.

Các vật, dụng cụ đầu tù khi tấn công gây thương tích nghiêm trọng: các loại gậy thể thao như gậy đánh bóng chày, gậy đánh gôn, gậy chơi khúc côn cầu, gậy chơi bi-a, gậy trượt tuyết; các loại dùi cui như dùi cui cao su, dùi cui kim loại, dùi cui gỗ; dụng cụ, thiết bị tập luyện võ thuật.

Chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt (chất lỏng) được quy định cụ thể tại hướng dẫn về kiểm soát chất lỏng.

Chi tiết xem tại đây 

alt text
Cục Hàng không Việt Nam ban hành Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang vào khu vực hạn chế, khoang hàng khách, khoang hàng của tàu bay, có hiệu lực từ 07/5/2021 (Ảnh: VNA)

Chi hỗ trợ khẩn cấp cho người lao động

Quyết định 2606/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động ban hành ngày về chi hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 từ ngày 27/4/2021, có hiệu lực từ 19/5/2021.
Theo đó, mức hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như sau:

Đoàn viên; NLĐ khu vực có quan hệ lao động (bao gồm cả doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn) là F0 đang điều trị bệnh, không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch được hỗ trợ tối đa là 3 triệu đồng/người;

Đoàn viên; NLĐ (tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có đóng kinh phí công đoàn) là F1 phải cách ly y tế 21 ngày tại nơi cách ly tập trung theo quyết định của CQNN có thẩm quyền; Không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, doanh nghiệp, không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch, mức hỗ trợ tối đa là 1,5 triệu đồng/người.

Có quyết định phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có hoàn cảnh khó khăn;
Lao động nữ đang mang thai, NLĐ nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, NLĐ buộc phải nghỉ việc do đang cư trú trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của CQNN có thẩm quyền, mức hỗ trợ tối đa 500.000 đồng/người.

Chi tiết xem tại đây 

Yêu cầu về người đại diện theo pháp luật của DN thẩm định giá

Nghị định 12/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ  ban hành 24/02/2021 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá có hiệu lực từ ngày 01/5/2021.

Theo đó, bổ sung quy định về yêu cầu đối với người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá.
Cụ thể, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 hoặc điểm c khoản 2 hoặc điểm c khoản 3 hoặc điểm c khoản 4 hoặc điểm c khoản 5 Điều 39 Luật giá 2012…

Chi tiết xem tại đây 

Tăng mức hỗ trợ học nghề với NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Quyết định 17/2021/QĐ-TTg Thủ tướng ban hành  ngày 31/3/2021 quy định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực từ ngày 15/5/202.

NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp đủ điều kiện được hỗ trợ học nghề quy định tại Điều 55 Luật Việc làm 2013 sẽ được hưởng hỗ trợ theo các mức sau đây:

Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.

Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.

(Hiện hành, theo Quyết định 77/2014/QĐ-TTg, mức hỗ trợ tối đa 01 triệu đồng/người/tháng, không phân chia cụ thể theo thời gian đào tạo).

Chi tiết xem tại đây

CBNV có thể xem và download toàn bộ Bản tin Pháp luật tháng 5/2021 Tại đây

 

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.