Bản tin HK ngày 23/8: Bamboo Airways vẫn chưa trả tiền nhiều nhà cung cấp

Sân bay Tân Sơn Nhất có tỷ lệ hủy chuyến ít bậc nhất thế giới; Bamboo Airways vẫn chưa trả tiền nhiều nhà cung cấp; Airline Startup: Southwind bắt đầu hoạt động ở Georgia… là những thông tin đáng chú ý trong Bản tin Hàng không ngày 23/8.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sân bay Tân Sơn Nhất có tỷ lệ hủy chuyến ít bậc nhất thế giới

Tạp chí CN Traveller vừa đưa ra danh sách những sân bay tệ nhất thế giới. Sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) cũng được nhắc tên nhưng không phải để chê. Kết quả của danh sách lấy từ dữ liệu của công ty tình báo hàng không FlightAware. Dữ liệu được thu thập từ 27/5 tới 31/7. Trong danh sách này, CN Traveller cũng đề cập đến sân bay Tân Sơn Nhất nhưng ở khía cạnh tích cực.

Theo kết quả, Tân Sơn Nhất cùng với Suvarnabhumi (Bangkok, Thái Lan), Manila Ninoy Aquino (Philippines), Changi (Singapore), Istanbul Sabiha Gökçen (Thổ Nhĩ Kỳ), São Paulo-Guarulhos (São Paulo, Brazil), Qatar’s Hamad (Doha, Qatar), và Jeju của Hàn Quốc là những sân bay có tỷ lệ hủy chuyến thấp nhất, dưới 0,3%.

Nguồn: Zing News

Bamboo Airways vẫn chưa trả tiền nhiều nhà cung cấp

Nhiều doanh nghiệp đối tác của Bamboo Airways cho hay dù đã “thay máu” ban lãnh đạo và hãng hàng không này được xem như đã “đổi chủ” nhưng nhiều khoản nợ của Bamboo Airways vẫn chưa được thanh toán.

Với các khoản nợ hàng trăm tỉ đồng với công ty cung cấp dịch vụ cho Bamboo Airways từ năm 2021 đến nay, hãng xin được trả dần dần hằng tháng, thậm chí xin giảm giá 10% dịch vụ từ năm 2022 cho đến những năm tiếp theo và đề xuất bỏ vài giới hạn riêng để hãng tìm cách tăng doanh thu bán hàng.

Không chỉ đối tác trong nước của Bamboo Airways đang chờ tín hiệu mạnh tay trả nợ, Bamboo Airways còn đang giải quyết nợ với đơn vị cho thuê máy bay, đặc biệt là dòng máy bay Embraer đang có nhiều đồn đoán về “số phận” có được gia hạn thuê nữa hay không.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ 

alt text
Nhiều khoản nợ của Bamboo Airways vẫn chưa được thanh toán. (Ảnh: St).

Các hãng hàng không Nhật Bản hướng tới nhiên liệu thân thiện với môi trường

Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) có nguồn gốc từ thực vật và dầu ăn đã qua sử dụng. Sử dụng SAF có thể giúp giảm 80% lượng khí thải CO2 so với các loại nhiên liệu thông thường.

ANA Holdings, tập đoàn hàng không lớn nhất Nhật Bản sở hữu hãng hàng không All Nippon Airways (ANA), đặt mục tiêu đội bay của họ sẽ hoạt động hoàn toàn bằng SAF và các loại nhiên liệu sạch khác vào năm tài chính 2050. Nhà điều hành của ANA ước tính động thái này sẽ giúp thực hiện 70% mục tiêu giảm CO2 của hãng. ANA Holdings cho biết thêm sẽ mở rộng mạng lưới các nhà cung cấp SAF ở nước ngoài, cũng như đẩy mạnh các nỗ lực nghiên cứu và phát triển sản xuất trong nước.

Không chỉ ANA, hãng hàng không lớn thứ 2 Nhật Bản là Japan Airlines (JAL) cũng đang thực hiện những nỗ lực tương tự. Hãng đã ký thỏa thuận với một nhà cung cấp của Mỹ nhằm sử dụng nhiên liệu sinh học cho các chuyến bay thường xuyên.

Nguồn: TTXVN

Airline Startup: Southwind bắt đầu hoạt động ở Georgia

Khi thị trường Nga bị giảm mạnh do cuộc xung đột đang diễn ra với Ukraine, các nước láng giềng đã nhìn thấy cơ hội nắm bắt nhu cầu của hành khách bị bỏ quên. Đáp lại, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo ra một công ty khởi nghiệp hàng không có tên Southwind Airlines với ý định đưa nhiều khách du lịch Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ. Southwind Airlines dự kiến  hoạt động bắt đầu vào tháng 5 với một đội máy bay năm chiếc, nhưng hãng chỉ bắt đầu bay vào đầu tháng này.

Mặc dù việc cất cánh bị trì hoãn, Southwind Airlines vẫn bận rộn phục vụ các chuyến bay thuê chuyến từ Thổ Nhĩ Kỳ đến một số thành phố nhất định của Nga. Và thay vì đội tàu bay 5 chiếc, công ty khởi nghiệp hàng không có trụ sở tại Antalya chỉ sở hữu 3 chiếc máy bay, một chiếc Airbus A321, dưới 9 tuổi và hai chiếc Airbus A330-200 dưới 11 tuổi. 

Nguồn: Simple Flying

Cebu Pacific mở lại đường bay đến Brunei, tăng chuyến đến Bangkok & Bali

Mặc dù tốc độ phục hồi chậm hơn so với phần còn lại của thế giới, nhu cầu đi lại trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vẫn tăng với tốc độ ổn định. Và khi kỳ nghỉ cuối năm đến gần, Cebu Pacific hướng tới việc củng cố mạng lưới quốc tế của mình bằng cách tăng tần suất chuyến bay đến một số điểm đến hàng đầu châu Á từ các trung tâm ở Manila và Cebu.

Bắt đầu từ tuần tới từ ngày 29 tháng 8, Cebu Pacific sẽ bay hàng ngày từ Manila đến thành phố thủ đô của Thái Lan, nâng cấp từ tần suất 5 chuyến/tuần hiện tại (không bao gồm Thứ Ba và Chủ Nhật). Đối với đường bay Manila-Bali, Cebu Pacific sẽ tăng tần suất chuyến bay lên gấp ba lần mỗi tuần, bắt đầu từ ngày 2 tháng 9.

Việc mở rộng mạng bay từ trung tâm Manila sẽ không hoàn thành nếu không nối lại dịch vụ chuyến bay Manila-Brunei lần đầu tiên kể từ khi nó được khai thác lần cuối vào ngày 14 tháng 3 năm 2020. Việc khôi phục đường bay dự kiến ​​từ ngày 1 tháng 9, với tần suất hai lần một tuần.

Nguồn: Simple Flying

Le Thi Hang-COMM

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.