Máy bay Airbus A320 của LATAM va chạm với xe cứu hỏa khi cất cánh ở Peru
Một chiếc Airbus A320 của LATAM Airlines đã va chạm với một chiếc xe cứu hỏa khi máy bay đang chuẩn bị cất cánh từ Sân bay Quốc tế Jorge Chávez (LIM) ở Lima, Peru.
Vụ việc xảy ra vào ngày 18 tháng 11 năm 2022. Theo dữ liệu của Flightradar24.com, chiếc máy bay được LATAM đưa vào sử dụng từ tháng 11 năm 2017, dự kiến cất cánh từ sân bay của thủ đô Peru lúc 2:55 chiều giờ địa phương (GMT-5) đến Sân bay Quốc tế Juliaca Inca Manco Capac (JUL), ngay phía đông nam của LIM.
LATAM cho biết, toàn bộ hành khách trên máy bay được sơ tán khỏi máy bay an toàn nhưng 2 người trong xe cứu hỏa va chạm với máy bay trên đường băng đã thiệt mạng.
Nguồn: Aerotime
Boeing 737 MAX 7 sẽ không bay vào năm 2022
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) nhắc lại rằng Boeing 737 MAX-7, biến thể nhỏ nhất trong dòng 737 MAX, sẽ không được chứng nhận vào năm 2022. Chiếc máy bay hiện có khả năng nhận được phê duyệt vào năm 2023 để đưa vào khai thác.
Trước đây, Boeing hy vọng 737 MAX-7 sẽ được FAA bật đèn xanh vào năm 2022. Vào tháng 9 năm 2022, giám đốc điều hành của Boeing, David Calhoun cho biết ông vẫn hy vọng điều đó sẽ xảy ra.
Boeing hiện đang phải đối mặt với khả năng hai trong số các máy bay phản lực của họ không tuân thủ luật yêu cầu máy bay được chứng nhận phải tuân thủ các quy định mới nhất của FAA về cảnh báo phi hành đoàn. Luật sẽ có hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2022, sau đó sẽ yêu cầu nhà sản xuất máy bay trang bị cho cả 737 MAX-7 và 737 MAX-10 các hệ thống tuân thủ Luật Cải cách chứng nhận và an toàn hàng không (ACSAA).
Nguồn: Aerotime
Korean Air xây dựng lại mạng bay của mình tại Nhật Bản, Trung Quốc và Israel
Tương tự như rất nhiều hãng hàng không châu Á, Korean Air đang nhanh chóng bổ sung các điểm đến vào mạng bay đang phục hồi của mình. Tuần trước, hãng thông báo sẽ nối lại các dịch vụ trên các đường bay đến Nhật Bản, Trung Quốc và Israel.
Các đương bay liên quan xuất phát từ sân bay chính của Korean Air tại Incheon (ICN) và bao gồm sáu điểm đến. Các điểm đến là Thượng Hải, Nam Kinh và Thanh Đảo ở Trung Quốc; Sapporo và Okinawa ở Nhật Bản; và Tel Aviv ở Israel.
Nguồn: Simple Flying
MYAirlines của Malaysia có đã có giấy phép dịch vụ HK
Mới đây, Ủy ban Hàng không Malaysia cho biết đã cấp giấy phép Dịch vụ hàng không có thời hạn 1 năm cho MYAirlines, giấy phép có hiệu lực từ ngày 15/11/2022. Hãng hàng không giá rẻ MYAirlines được thành lập bởi Rayner Teo, người có hơn 34 năm kinh nghiệm trong ngành hàng không, trong đó có 15 năm làm việc tại AirAsia.
Ông Teo cho biết, hãng hàng không dự định phục vụ các tuyến kết nối các bán đảo quan trọng từ trung tâm Kuala Lumpur. Hãng hàng không sử dụng đội máy bay Airbus A320 và sẽ tăng lên 50 chiếc trong vòng 5 năm tới nhưng đảm bảo MYAirline không mở rộng quá nhanh.
Nguồn: Mekong Asean
Hãng hàng không AirAsia bổ sung các chuyến bay đến Ả Rập Saudi và Hồng Kông
Với sự phục hồi sau đại dịch Covid đang diễn ra sôi nổi trên khắp châu Á, AirAsia và AirAsia X đang mở rộng và bổ sung các chuyến bay vào lịch bay. Tuần này, hai hãng đã công bố các đường bay mới hoặc nối lại, trong đó AirAsia tăng các chuyến bay đến Hồng Kông và AirAsia X nối lại các chuyến bay đến Jeddah ở Ả Rập Saudi.
Hainan Airlines có thể nối lại các chuyến bay thẳng đến Mexico
Sau gần ba năm tạm dừng các chuyến bay trực tiếp giữa Trung Quốc và Mexico, Hainan Airlines (HU) có thể đang tìm cách thiết lập lại các chuyến bay chở khách giữa hai nước. Tuần qua, Đại sứ quán Mexico tại Trung Quốc đã báo cáo khả năng Hainan Airlines nối lại dịch vụ giữa Sân bay Quốc tế Bắc Kinh (PEK) và Sân bay Quốc tế Tijuana (TIJ).
Nguồn: Simple Flying
Le Thi Hang-COMM tổng hợp