Truyền thông nội bộ và lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị
Ngược dòng lịch sử, ngày 18 tháng 9 năm 1962, tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam. Bác nói: “Kinh nghiệm của tôi là thế này: mỗi khi viết một bài báo thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc”.
Tư tưởng của Hồ Chủ tịch trong vấn đề này là các nhà báo cần chủ động xích lại “gần dân”, gần người đọc của mình, hiểu người đọc và hiểu mục đích tuyên truyền của mình, để từ đó viết được những bài báo khiến độc giả dễ tiếp nhận nhất.
Cách nói dung dị của Bác cũng chính là những khái niệm trong lý thuyết đào tạo báo chí: Viết cho ai là xác định đối tượng độc giả; viết để làm gì chính là xác định mục đích, thông điệp của bài báo mà người viết muốn gửi gắm, truyền đạt; viết thế nào là sự lựa chọn bút pháp, thể loại, bố cục, dàn bài, cách thể hiện, hình thức trình bày…
Sự nghiệp làm báo của Bác Hồ bền bỉ, liên tục trong suốt 50 năm, luôn gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Người. Do đó, có thể nói quan điểm “viết cho ai” chính là quan điểm của người làm cách mạng, hướng tới quần chúng nhân dân, và “viết để làm gì”, chính cũng là sử dụng báo chí để đạt mục tiêu làm cách mạng.
Ngày nay, khi nhiệm vụ chính trị đã được tạm “đặt sang một bên”, báo chí, truyền thông mang trên mình những trọng trách mới, không chỉ đơn thuần là truyền tải thông tin, đó còn là góp phần nâng cao văn hóa, hướng tới những giá trị nhân văn, làm đẹp, làm giàu cho vốn văn hóa của dân tộc. Bên cạnh đó, còn góp phần lên án chống lại tham nhũng, tiêu cực trong xã hội.
So với trước kia, những đặc điểm của người đọc cũng đã có sự thay đổi rất nhiều, tốc độ dòng chảy cuộc sống làm thời gian ngắn hơn, cơ hội tiếp cận với thông tin ngày càng nhiều với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và các phương tiện liên lạc. Giao lưu thế giới nhiều hơn, cạnh tranh báo chí cũng cao hơn.
Điều này đòi hỏi mỗi cơ quan báo chí cũng như mỗi nhà báo phải không ngừng tìm tòi, đổi mới. Việc khảo sát về độc giả để xác định đối tượng độc giả cũng như sự quan tâm của người đọc. Có như thế, mới mong đạt được những hiệu quả lớn nhất mà báo chí mang lại.
… Góp phần tạo nên niềm tự hào của người VNA
Học tập và noi gương Bác, đội ngũ truyền thông của VNA, đặc biệt là truyền thông nội bộ (TTNB), từ trước đến nay luôn nỗ lực không ngừng để góp phần vào sự phát triển chung của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam. VNA Spirit, Spirit Channel hay www.spirit.vietnamairlines.com chính là sản phẩm của ý chí, của quyết tâm, của niềm tự hào mang trên mình sứ mệnh quốc gia của người VNA.
Giữa tâm dịch, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo người VNA đã có rất nhiều sáng kiến hay để góp phần cải thiện hoạt động SXKD. Bên cạnh đó là những câu chuyện truyền cảm hứng trên hành trình chống dịch của người VNA. TTNB đã ngay lập tức truyền tải những thông tin ấy đến CBNV, từ đó góp phần tạo nên niềm tự hào của người VNA giữa tâm dịch. Hàng chục sáng kiến đã ra đời cùng nhiều câu chuyện cảm động, tất cả đều nhờ một phần vào công tác TTNB.
Đặc biệt là trong những năm tháng khó khăn của đại dịch Covid-19, vai trò ấy càng cần được thể hiện mạnh mẽ hơn nữa. Là ý chí của người VNA, tinh thần nội bộ có lớn mạnh thì mới có thể đồng hành cùng nhau vượt qua khó khăn. Vai trò của TTNB khi ấy chính là lan tỏa, truyền tải thông điệp ấy đến mỗi CBNV, để tất cả cùng chung quyết tâm, cùng chung mục đích và cùng chung hành động.
Đó là câu chuyện về những phi công, tiếp viên, CBNV tình nguyện giảm lương cùng Hãng vượt thách thức lịch sử. Đó là câu chuyện về những “tình nguyện viên VNA” trao từng suất cơm, túi thuốc, bó rau… đến đồng bào thân thương. Và TTNB cũng không quên những câu chuyện về các CBNV, kỹ sư, thợ máy… ngày đêm nghiên cứu để đưa ra những sáng kiến, giải pháp nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm chi phí hàng tỷ đồng cho TCT.
Nhiều thông tin tức sai lệch, tin giả về Hãng và ngành hàng không trên các nền tảng truyền thông sinh ra từ đại dịch, vai trò của TTNB khi ấy chính là đính chính, xác thực thông tin, qua đó tạo dựng thêm niềm tin cho người VNA cùng nhau vượt khó.
Sự lạc quan, cái nhìn tích cực cùng sự đồng lòng của mỗi cá nhân chính là một trong những chìa khóa vô cùng quan trọng để Hãng chiến thắng mọi thử thách và đang từng bước phục hồi trong năm 2022.
TTNB luôn đồng hành và lan toả những tấm gương, câu chuyện ý nghĩa trên hành trình cùng VNA vượt qua đại dịch Covid-19. (Ảnh: VNA).
Có thể nói, Truyền thông nội bộ (TTNB) đã đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối người lao động trên hành trình cùng TCT vượt khó, chiến thắng đại dịch Covid-19 của người VNA. Thành quả ấy đến từ sự nỗ lực, cố gắng của mỗi thành đội ngũ TTNB ở tất cả các cơ quan, đơn vị trong VNA Group, sáng tạo, năng động và đặc biệt là luôn ghi nhớ, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.