Phó trưởng Chi nhánh Huế: Văn hóa an toàn nằm trong ý thức

Văn hóa an toàn hàng không, mang ý nghĩa rất đặc thù của ngành. Chia sẻ với Spirit, anh Trần Huy Hoàng – Phó trưởng CN Huế cho rằng, Văn hóa an toàn là một quá trình lịch sử tích lũy, hình thành và phát triển. Văn hóa an toàn nằm trong ý thức, cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đề cao tính trung thực, minh bạch

Là một trong những lãnh đạo trực tiếp tham gia công tác quản lý, điều hành khai thác tại sân bay Phú Bài (Huế), theo anh Trần Huy Hoàng Văn hóa an toàn Hàng không (VHAT) phải được xây dựng trên cơ sở: Ngành Hàng không gương mẫu, đi đầu nâng cao nhận thức về Văn hóa an toàn Hàng không trong tập thể CBNV toàn Ngành; xây dựng một môi trường VHAT lành mạnh để cho hệ thống bảo đảm an toàn hoạt động tối ưu, trên cơ sở đó lan tỏa Văn hóa an toàn Hàng không cho cộng đồng xã hội.

“VHAT là một bộ phận không thể tách rời của Văn hóa công sở, văn hóa ứng xử, văn hóa doanh nghiệp theo phương châm 4 xin và 4 luôn. Đối với ngành hàng không, không có khái niệm tăng giảm tỷ lệ sự cố sự vụ, bởi chỉ một sự cốcũng mang đến hệ lụy vô cùng lớn” – Phó trưởng Chi nhánh Huế khẳng định. 

alt text
Anh Trần Huy Hoàng – Phó trưởng CN Huế. (Ảnh: NVCC).

Trong suốt 25 năm hình thành và phát triển, VNA không ngừng nỗ lực xây dựng văn hóa an toàn hàng không với việc xác định đây là một quá trình kiên trì mỗi ngày, kết hợp cùng nhiều biện pháp để có được sự thay đổi nhận thức, quan niệm và hành động của mỗi cá nhân. Theo đó, VNA đã thành công trong việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý an toàn dựa vào dữ liệu an toàn để dự báo, xác định các nguy cơ, từ đó xử lý, phòng ngừa rủi ro kịp thời. Hệ thống quản lý an toàn đã và đang không ngừng hoàn thiện, đáp ứng các tiêu chuẩn của các nhà chức trách hàng không, các hiệp hội, liên minh mà VNA tham gia.

Bên cạnh đó, VNA đã ban hành chỉ thị về việc nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động khai thác và văn hóa báo cáo. Mô hình văn hóa báo cáo được hưởng ứng tích cực với ngày càng nhiều các báo cáo an toàn tự nguyện bên cạnh các báo cáo bắt buộc từ đơn vị khai thác bay, kỹ thuật hay khai thác mặt đất. 

“Điểm nổi bật trong văn hóa an toàn của VNA là đề cao tính trung thực, minh bạch, tạo môi trường làm việc mà mọi nhân viên luôn sẵn sàng báo cáo lỗi; không áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với bất cứ nhân viên nào khi chủ động báo cáo trung thực về các sự cố, sự việc ảnh hưởng tới an toàn…”, Phó trưởng Chi nhánh Huế chia sẻ.

alt text
Anh Trần Huy Hoàng cùng các đồng nghiệp tại Chi nhánh Huế luôn nỗ lực để đảm bảo an toàn ở mức cao nhất. (Ảnh: NVCC).

An toàn trở thành giá trị cốt lõi

Gắn bó với VNA từ năm 1994, anh Trần Huy Hoàng cho biết, trong suốt hơn 20 năm thành lập và phát triển, VNA không ngừng nỗ lực xây dựng văn hóa an toàn hàng không. Mỗi năm TCT đã tổ chức hàng chục lớp đào tạo nội bộ về an toàn và văn hóa an toàn. 

Trong 4 năm từ 2013 đến 2017, đã có hàng nghìn thành viên được tiếp cận với những quy định và các hướng dẫn mới nhất của văn hóa an toàn hàng không như các quy định ICAO, hệ thống quản trị an toàn CAAV, chính sách phát triển văn hóa an toàn của VNA.

Với Phó trưởng Chi nhánh Huế, từ năm 2008 VNA đã đạt những dấu mốc quan trọng trong VHAT. Từ việc hoạt động quản lý an toàn thuần túy là nghiệp vụ, hành chính, VNA đã bước vào chuyển đổi số nhờ quá trình xây dựng VHAT với sự điều hành, chỉ đạo xuyên suốt của Thường vụ, BGĐ, và UBAT cùng sự nỗ lực đồng lòng của toàn thể lực lượng CBNV. 

Năm 2019 lần đầu tiên VNA ban hành và áp dụng bộ định nghĩa hành vi và Hướng dẫn thực hiện Văn hóa chính trực, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động an toàn. Qua kết quả khảo sát VHAT của VNA đạt 3.9 điểm trên thang điểm 5 đã chứng minh hiệu quả quá trình kiên trì, nỗ lực đảm bảo an toàn, thúc đẩy VHAT trong suốt hơn 10 năm xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý an toàn của các cấp từ Lãnh đạo TCT đến đội ngũ CBNV. 

Năm 2020 đại dịch Covid-19 đã và đang đặt ra những thách thức chưa từng có đối với ngành Hàng không thế giới và VNA, những khó khăn tài chính đang thách thức việc vận hành của VNA. Tuy nhiên, theo Phó trưởng Chi nhánh Huế, “Với những nhận thức và cách nhìn nhận đúng đắn về VHAT của toàn thể CBNV, VNA đã không vì thế mà sao nhãng trách nhiệm đảm bảo an toàn cho CBNV, cho hành khách. Chính điều này đã làm cho khách hàng ngày càng tin yêu đối với thương hiệu VNA. Minh chứng điều này với việc VNA được công nhận Top 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam hay Nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam”.   

alt text
VNA luôn chủ trương kiên trì, nỗ lực đảm bảo an toàn nhằm thúc đẩy VHAT. (Ảnh: VNA).

Văn hoá an toàn – trách nhiệm của từng cá nhân

Theo anh Hoàng để có thể hình thành văn hóa an toàn trong cơ quan, đơn vị luôn đòi hỏi một quá trình tiếp thu và rèn luyện lâu dài. Thực tế để có văn hóa an toàn phụ thuộc chủ yếu vào mỗi cá nhân chứ không phải do chế tài xử lý vi phạm chưa chặt hay luật chưa nghiêm. Vì vậy, việc lan tỏa và công tác tuyên truyền thực hiện văn hóa an toàn hàng không luôn đóng vai trò rất quan trọng. 

Phó trưởng Chi nhánh Huế chia sẻ, chúng ta cần đẩy mạnh sự ký kết hợp tác giữa các đơn vị cảng hàng không với chính quyền địa phương, tổ dân phố; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Văn hóa an toàn Hàng không, các Hội thi, các Chương trình hoạt động xã hội tại địa phương có Cảng hàng không sân bay, tuyên truyền, phổ biến về Văn hóa an toàn Hàng không trên các phương tiện truyền thông để góp phần trong công tác bảo đảm an toàn Hàng không.

Là một trong những cán bộ quản lý tại sân bay Phú Bài cũng là một thành viên gắn bó nhiều năm vớiVNA, anh Hoàng nhấn mạnh, những người trực tiếp làm công tác an toàn hàng không không bao giờ được phép tự mãn, chủ quan với kết quả an toàn đạt được. Ý thức trách nhiệm đối với công tác bảo đảm an toàn hàng không trước hết phải từ tất cả các cấp lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu đơn vị.

Theo đó, người lãnh đạo phải triển khai và duy trì những công cụ, phương tiện cần thiết để xác định việc thực hiện công tác an toàn của tổ chức so sánh với mục tiêu và chính sách an toàn đã được phê chuẩn để nâng cao tính hiệu quả của việc kiểm soát nguy cơ rủi ro an toàn. Để đạt được điều đó cần tăng cường công tác kiểm tra an toàn từ đó đánh giá lại xem hệ thống quản lý an toàn (SMS) có đáp ứng đầy đủ các điều khoản hay không. 

Trong suốt hơn 10 năm qua, VNA luôn chủ trương kiên trì, nỗ lực đảm bảo an toàn nhằm thúc đẩy VHAT, xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý an toàn, đảm bảo an toàn mọi hoạt động khai thác. “Vì vậy, thúc đẩy VHAT là quá trình liên tục, không ngừng nghỉ với mục đích nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng cá nhân để đạt được mục tiêu an toàn cao nhất”, Phó trưởng Chi nhánh Huế nhấn mạnh. 

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.