Giải pháp cấp bách khắc phục sự cố AOG tàu bay ATR72 tại Côn Đảo

Trong những ngày cuối tháng 3 vừa qua, với tinh thần chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn của tập thể CBNV Công ty VAECO và các đơn vị Khối Kỹ thuật TCT, lần đầu tiên thực hiện kịp thời việc vận chuyển động cơ máy bay ATR72 bằng máy bay ATR72 ra Côn Đảo, khắc phục sự cố tàu bay AOG (Aircraft on ground).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hình ảnh động cơ máy bayATR72 – Pratt & Whitney(PCE-ED0) được lắp trên giá chuyển đổi để phù hợp với giá cố định trên buồng hang máy bay.

Máy bay ATR72 là loại máy bay chở khách sử dụng hai động cơ tuốc bin cánh quạt (turboprop) hoạt động trên những tuyến đường ngắn, được sản xuất tại Pháp bởi Avions de Transport Régional(ATR). Nó có thể chở 72 hành khách cùng 2 tiếp viên và do hai phi công điều khiển. 

Hiện nay, Công ty VASCO đang sử dụng ATR72 để khai thác các chặng bay ngắn, đến các cảng hàng không, sân bay nhỏ như Điện Biên, Côn Sơn… Tuy nhiên, khi xảy ra các sự cố kỹ thuật tàu bay tại các sân bay nhỏ thì việc sửa chữa, bảo dưỡng đảm bảo khả phi sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải vận chuyển trang thiết bị, dụng cụ, vật tư… đặc biệt là các sân bay ở ngoài đảo xa. 

Ngày 22/3, tàu bay ATR72 mang số hiệu B225 đã gặp sự cố kỹ thuật về động cơ tại Cảng hàng không Côn Sơn. Đây là một sân bay nhỏ tại Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo kết quả đánh giá kỹ thuật và khuyến nghị của Nhà sản xuất động cơ Pratt & Whitney, máy bay phải thực hiện thay động cơ trước khi thực hiện chuyến bay tiếp theo. Như vậy việc thay động cơ cho máy bay B225 phải được thực hiện tại sân bay Côn đảo.

Để thực hiện nội dung thay động cơ tại Côn đảo, một khó khăn lớn đặt ra đối với khối kỹ thuật TCT là công tác vận chuyển động cơ mới từ đất liền ra Côn đảo. Do sân bay Côn đảo chỉ đủ khả năng tiếp nhận loại máy bay ATR72 nên phương án vận chuyển động cơ bằng đường hàng không trên các máy bay thân rộng là không được tính đến.

Bên cạnh đó, phương án vận chuyển động cơ bằng đường biển cũng được xem xét. Tuy nhiên, do các yếu tố an toàn cũng như khả năng ảnh hưởng của môi trường khí hậu biển dự kiến sẽ có tác động xấu đến động cơ nên phương án này cũng bị loại trừ.

Nhiệm vụ đặt ra trong lúc này là nghiên cứu phương án vận chuyển động cơ bằng chính máy bay ATR72. Để thực hiện nhiệm vụ này, cần phải giải quyết các vấn đề cơ bản như sau:

► Lập giải pháp vận chuyển động cơ trên buồng hàng máy bay ATR72.

► Lập bản vẽ kỹ thuật bộ giá gá lắp cố định vào cấu trúc buồng hàng máy bay nhằm cố định giá vận chuyển động cơ với buồng hàng đồng thời để dàn đều tải trọng của động cơ trên toàn bộ mặt sàn.

► Lập bản vẽ kỹ thuật bộ giá chuyển đổi nhằm lắp ráp giá vận chuyển động cơ phù hợp với bộ giá gá lắp trên buồng hàng. Bộ giá chuyển đổi này phải tính đến phương án nâng/hạ động cơ bằng xe nâng (Focklift) theo trạng thái nâng dọc động cơ.

► Thực hiện tính toán khả năng chịu lực cắt của các điểm bulong kết nối với tình huống gia tốc máy bay là 9G.

► Lập hồ sơ cải tiến (Local Modification) trình cục HK Việt nam phê chuẩn. 

Dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo TCT, trước những khó khăn, thách thức và khối lượng công việc lớn đó, với tinh thần trách nhiệm cao, công ty VAECO đã tập trung mọi nguồn lực, thiết lập nhóm tác nghiệp nhanh để thực thi nhiệm vụ. Ban lãnh đạo của công ty trực tiếp chỉ đạo, bám sát tiến độ và tháo gỡ kịp thời các khó khăn trong quá trình thực hiện.

Các đơn vị trong công ty đã chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn, bàn bạc tại hiện trường để thống nhất giải pháp, lập nhiệm vụ thiết kế, điều chỉnh thông số kỹ thuật theo thực tế… Công tác chế tạo cũng được khẩn trương thực hiện. 

Toàn bộ công tác lắp ráp, thử nghiệm đã được ghi nhận và báo cáo Cục Hàng không kịp thời nhằm phục vụ công tác phê chuẩn.

Với các nỗ lực trên, chỉ trong vòng 2,5 ngày, phương án vận chuyển động cơ đã hoàn tất và đã được Cục hàng không phê chuẩn, máy bay ATR72 đã thực hiện thành công việc chở động cơ từ SGN đi Côn đảo và ngược lại.

Với thành quả trên, Công ty VAECO đã góp phần cùng Khối Kỹ thuật TCT giải phóng kịp thời máy bay B225 AOG tại Côn đảo, sớm đưa máy bay vào khai thác. Phương án này cũng sẽ được áp dụng trong trường hợp tương tự sau này.

alt text
alt text
 
alt text
alt text

Một số bản vẽ thiết kế chế tạo giá đỡ động cơ trình Cục Hàng không phê chuẩn.

Hình ảnh động cơ máy bayATR72 – Pratt & Whitney(PCE-ED0) được lắp đặt an toàn trên tàu bay trước khi đưa ra Côn Đảo.

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.