[20/11] Công tác huấn luyện đào tạo – khâu then chốt để chủ động nguồn lực trong mọi tình huống

Trong Quý I/2020, nhận thấy diễn biến dịch có chiều hướng lan rộng toàn cầu, đe dọa đến sự hoạt động của ngành Hàng không, được sự chỉ đạo của lãnh đạo TCT, Đoàn bay 919 đã nhanh chóng triển khai công tác huấn luyện trong tình hình mới; lập ra nhiều kịch bản cho công tác khai thác và huấn luyện bay, kể cả phương án không mong muốn nhất, khi các hoạt động bay phải đóng băng hoàn toàn vì chống nguy cơ lây lan của dịch bệnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

alt text
Hoàn thiện Chương trình phát triển nghề cho phi công, song hành với Hướng dẫn lựa chọn nhân sự huấn luyện nhằm định hướng và tối ưu hóa hướng phát triển của phi công, đồng thời đánh giá và chọn lọc các ứng viên tham dự. (Ảnh: ĐB)

Hệ thống hồ sơ của toàn thể lực lượng phi công được quản lý, thống kê, đánh giá và kiểm soát thời hạn về hạn năng định (rating), năng định bay bằng thiết bị (IR), kỹ năng (OPC), kinh nghiệm hiện tại (recency), sức khỏe… để đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định về huấn luyện định kỳ của Quy chế An toàn Hàng không.

Căn cứ theo nhu cầu và sản lượng giờ bay, Đoàn bay thực hiện bố trí nguồn lực tối thiểu theo sản lượng và phi công sẽ được phân bay theo giờ mức nhất định để đáp ứng yêu cầu khai thác và duy trì năng định, chứng chỉ, chống giãn cách. Đồng thời để khắc phục tình trạng khi một số khóa huấn luyện tập trung phải tạm dừng, giãn tiến độ, Đoàn bay triển khai giải pháp phối hợp với TTHL tổ chức huấn luyện định kỳ lý thuyết các môn an toàn khai thác trên hệ thống E-learning; triển khai kiểm tra sát hạch trình độ tiếng Anh cho phi công theo hình thức trực tuyến…

alt text
Xây dựng chương trình huấn luyện vòng kín (Base training) trên SIM (thay cho thực hiện trên máy bay) và điều chỉnh chương trình HL Line giúp kiểm soát chặt chẽ từng giai đoạn huấn luyện cho học viên nhằm rút ngắn thời gian. (Ảnh: ĐB)

Trong thời gian qua, Đoàn bay tập trung vào nhiệm vụ cập nhật tài liệu, xây dựng tiêu chí đánh giá nhân sự huấn luyện, đào tạo trực tuyến… đảm bảo hiệu quả, chất lượng và giảm chi phí cho TCT, cụ thể:

  • Tập trung rà soát và chỉnh sửa hệ thống tài liệu huấn luyện phi công nâng cao hiệu quả/ chât lượng huấn luyện: FCTP, INSTRUCTOR MANUAL, các bài SIM Recurrent, sổ tay phát ngôn phi công…
  • Rà soát các tiêu chuẩn của chính sách huấn luyện đề nghị Ban Tổ chức và Nhân lực điều chỉnh cho phù hợp với tình hình huấn luyện và khai thác.
  • Hoàn thiện Chương trình phát triển nghề cho phi công, song hành với Hướng dẫn lựa chọn nhân sự huấn luyện nhằm định hướng và tối ưu hóa hướng phát triển của phi công, đồng thời đánh giá và chọn lọc các ứng viên tham gia huấn luyện chuyển loại và nâng cấp nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng và đảm bảo nguồn lực khi thị trường hồi phục.
  • Xây dựng chương trình huấn luyện vòng kín (Base training) trên SIM (thay cho thực hiện trên máy bay) và điều chỉnh chương trình HL Line giúp kiểm soát chặt chẽ từng giai đoạn huấn luyện cho học viên nhằm rút ngắn thời gian HL và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực giáo viên.
  • Hoàn thiện nội dung Chương trình Huấn luyện tiết kiệm nhiên liệu để nhanh chóng triển khai thực hiện các lớp học Online qua ứng dụng Skype for Business.
alt text
Căn cứ theo nhu cầu và sản lượng giờ bay, Đoàn bay thực hiện bố trí nguồn lực tối thiểu theo sản lượng và phi công sẽ được phân bay theo giờ mức nhất định để đáp ứng yêu cầu khai thác và duy trì năng định, chứng chỉ. (Ảnh: ĐB)

Dựa trên các sản lượng dự báo của TCT trong năm kế hoạch 2021 và các tính toán nhu cầu về nguồn lực, Đoàn bay tiếp tục triển khai công tác huấn luyện nhằm đảm bảo đáp ứng nguồn lực, sẵn sàng ngay khi thị trường hồi phục như sau :

  • Phát triển lái chính A321 từ nguồn lái phụ A321 và lái phụ tàu thân rộng nhằm dần thay thế lái chính là phi công nước ngoài;
  • Huấn luyện phi công cơ bản chuyển loại Second Officer A350/B787 nhằm rút ngắn thời gian và chi phí huấn luyện, đồng thời tăng số giờ sử dụng SIM A350/B787;
  • Số hóa tài liệu, mẫu biểu để nâng cao hiệu quả trong công tác giám sát và
  • quản lý đào tạo;
  • Tiếp tục tổ chức các khóa huấn luyện tăng cường và củng cố kiến thức cho phi công qua hình thức Online;
  • Dự kiến trong năm 2021, đội bay A321 phát triển nguồn nội bộ 15 giáo viên Việt Nam và tuyển thêm 25 giáo viên nước ngoài;
  • Phối hợp với đơn vị xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện phù hợp cho đối tượng phi công chưa có kinh nghiệm bay tích lũy (ZFT).
alt text
Chú trọng công tác huấn luyện, xây dựng lực lượng và tăng tỷ lệ phi công Việt Nam trong cơ cấu đội bay để đảm bảo chủ động nguồn lực trong mọi trường hợp và ứng phó với đại dịch Covid-19. (Ảnh: ĐB)

Đoàn bay luôn quán triệt mục tiêu giữ vững, nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện, phát triển lực lượng giáo viên, phi công… nhất quyết phải đáp ứng chiến lược phát triển đội tàu bay của Tổng công ty trong các giai đoạn và tăng tỷ lệ phi công Việt Nam qua các năm. Hiện tại phi công Việt Nam đạt 75% tổng số phi công khai thác, nhờ đó trong giai đoạn ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, khi toàn bộ nguồn lực phi công nước ngoài tạm ngừng hợp đồng lao động, Vietnam Airlines vẫn chủ động được nguồn lực phi công để đảm bảo khai thác ổn định.

Chú trọng công tác huấn luyện, xây dựng lực lượng và tăng tỷ lệ phi công Việt Nam trong cơ cấu đội bay để đảm bảo chủ động nguồn lực trong mọi trường hợp và ứng phó với đại dịch Covid – 19 vừa qua, có thể được nhận định là một bài học lớn từ lực lượng phi công Việt Nam đối với tất cả các hãng Hàng không. Thành tích này xứng đáng là sự trân quý, là niềm tự hào của đội ngũ những người làm công tác huấn luyện đào tạo của Đoàn bay 919 nói riêng và của TCT nói chung.

alt text
Đoàn bay luôn quán triệt mục tiêu giữ vững, nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện, phát triển lực lượng giáo viên, phi công… nhất quyết phải đáp ứng chiến lược phát triển đội tàu bay của TCT. (Ảnh: ĐB)

Một số kết quả công tác huấn luyện trong năm 2020:

  • Nâng cấp 32 lái chính A321
  • Chuyển loại: 19 lái phụ
  • Nâng cấp: 15 giáo viên:
  • Huấn luyện phục hồi SIM và Line cho 37 học viên.
  • Tính đến thời điểm đang huấn luyện chuyển loại cho 93 phi công cơ bản.
  • Xin phê chuẩn 03 giáo viên trên 65 tuổi (SFI) để thực hiện huấn luyện SIM cho B787/A321 và 02 SFI A321 từ nguồn giáo viên A350 để bổ sung lực lượng giáo viên cho A321.
  • Đã tổ chức 02 khóa huấn luyện Online qua Skype cho phi công: 13 lớp huấn luyện Tiết kiệm nhiên liệucho 771 phi công; 21 lớp huấn luyện Intervention Model và đảm bảo an toàn khai thác trong điều kiện thời tiết bất lợi (theo yêu cầu của Cục HKVN) cho 721 phi công.

TTNB Đoàn bay 919

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.