1. HIỆU LỰC CỦA ĐƠN BẢO HIỂM
Q: Thời hạn bảo hiểm cho 12 tháng từ 00h00 ngày 15/6/2024 đến 23h59 ngày 14/06/2025 có đúng ko?
Trường hợp tôi nghỉ hưu trong thời gian đó được tiếp tục sử dụng bảo hiểm không?
A: HLBH từ 00h00 ngày 15/6/2024 đến 23h59 ngày 14/06/2025. NLĐ nghỉ hưu sẽ chấm dứt chương trình bảo hiểm này.
Q: Tôi đang điều trị bệnh từ trước 15/6/2024 thì có được BH PVI chi trả các chi phí phát sinh trước ngày 15/6/2024 không?
A: Chỉ được chi trả các chi phí y tế phát sinh kể từ ngày 15/06/2024.
Q: Nếu sau thời hạn BH trên mà TCT không tiếp tục mua BH này thì NLĐ có thể tiếp tục duy trì bằng cách tự nộp phí BHSK không? Trong trường hợp này mức phí đóng thế nào?
A: Đây là HĐ BH cấp cho VNA và các đơn vị vốn góp, không cấp cho từng cá nhân riêng lẻ. Nếu vẫn muốn tham gia BH, NĐBH liên hệ BH PVI để được giới thiệu các gói bảo hiểm cá nhân khác.
2. THẺ
Q: Nếu tôi mất thẻ thì có được cấp lại không?
A: Thẻ bảo lãnh là thẻ điện tử và mã QR Code trên app myPVI do vậy lưu trên mail và điện thoại. Nếu ko tìm được liên hệ với BH PVI để được gửi lại thẻ.
Q: Tôi quên mang thẻ/ quên mang CMT hoặc giấy tờ tùy thân thì có được bảo lãnh không?
A: Không, NĐBH vui lòng tự thanh toán chi phí KCB và làm HS yêu cầu bồi thường sau.
Q: Thẻ bảo hiểm được sử dụng trong trường hợp nào?
A: Trường hợp Người được bảo hiểm (NĐBH) đến khám và điều trị bệnh tật/ thai sản tại các cơ sở y tế (CSYT) nằm trong danh sách hệ thống bảo lãnh viện phí của BH PVI. Danh sách hệ thống bảo lãnh viện phí của BH PVI được cập nhật trên website: https://pvicare.vn/danh-sach-benh-vien.
– Việc áp dụng bảo lãnh viện phí tại 04 bệnh viện Việt Pháp, Pháp Việt (FV), Vinmec, Hồng Ngọc chỉ áp dụng với Người lao động từ cấp trưởng phòng hoặc tương đương trở lên (các chức danh tương đương theo thông báo của từng Bên mua bảo hiểm).
– BH PVI sẽ không thực hiện bảo lãnh viện phí với Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
– NĐBH được khám và điều trị nha khoa tại các phòng khám hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (trừ danh sách từ chối).
Thẻ BLVP và giấy tờ tuỳ thân phải được xuất trình cho Cơ sở y tế khi NĐBH muốn được bảo lãnh bảo lãnh viện phí.
Q: Tôi làm mất thẻ bảo lãnh, vậy BH PVI có hỗ trợ bảo lãnh không thẻ không? Tôi phải làm gì để được in lại thẻ?
A: Thẻ bảo lãnh là thẻ điện tử và mã QR Code trên app myPVI được lưu trên mail và điện thoại.
Nếu ko tìm được liên hệ với BH PVI để được gửi lại thẻ do vậy mọi trường hợp đều có thể bảo lãnh
Q: Tôi đi khám và phát hiện ra thông tin trên thẻ bị sai, vậy có được bảo lãnh không?
A: Trường hợp 1: nếu sai thông tin số CCCD vẫn được bảo lãnh. Chỉ cần gọi cho CB đầu mối để điều chỉnh lại thông tin số CCCD
Trường hợp 2: nếu sai tên hoặc ngày tháng năm sinh, NĐBH không được bảo lãnh viện phí.
Đối với trường hợp này, NĐBH phải tự trả tiền cho CSYT các chi phí điều trị sau đó yêu cầu BH PVI bồi hoàn chi phí này. Sau đó NĐBH / Bên mua BH phải thông báo cho BH PVI thông tin bị sai để BH PVI điều chỉnh lại thông tin trên thẻ BLVP và gửi lại thẻ BLVP cho NĐBH
Q: Tôi thay đổi CMTND/ CCCD
Đối với trường hợp này, NĐBH / Bên mua BH phải thông báo cho BH PVI thông tin bị sai để BH PVI điều chỉnh lại thông tin trên thẻ BLVP và gửi lại thẻ BLVP cho NĐBH
3. THỜI GIAN CHỜ
Q: Bỏ thời gian chờ cho tất cả các quyền lợi bảo hiểm được hiểu là bỏ thời gian chờ cho tai nạn đã có sẵn từ trước khi tham gia bảo hiểm đúng không?
A: NĐBH sẽ được chi trả bảo hiểm cho chi phí y tế phát sinh kể từ ngày hiệu lực bảo hiểm bao gồm hậu quả của tai nạn xảy ra trước thời hạn 15/6/2024.
4. QUYỀN LỢI KHÁM CHỮA BỆNH
Q: Bảo hiểm PVI có thanh toán chi phí Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm không?
A: =>Không chi trả mọi chi phí khám với mục đích kiểm tra, bao gồm kiểm tra sức khỏe định kỳ (Điểm loại trừ của Quy tắc bảo hiểm đính kèm HĐBH)
Q: Đối với các trường hợp phát hiện ra bệnh ung thư (và hoặc các bệnh có sẵn, hiểm nghèo) trước và sau ngày 15/6/2024 thì Công ty BH có thanh toán chi phí KCB này không?
A: Trường hợp phát hiện trước 15/6/2024:
Bệnh nhân ung thư đang được bảo hiểm theo Đơn bảo hiểm sức khỏe giai đoạn 2021-2023 của Vietnam Airlines Group và/hoặc theo Đơn bảo hiểm trước đây của DNVG sẽ tiếp tục được hưởng đủ các quyền lợi theo Hợp đồng bảo hiểm này.
Trường hợp phát hiện lần đầu sau ngày 15/6/2024: vẫn thuộc phạm vi bảo hiểm
Q: Tôi có thể đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế nào?
A: NĐBH có thể khám chữa bệnh tại tất cả các cơ sở y tế hoạt động hợp pháp trên toàn quốc (không bao gồm danh sách loại trừ của Bảo hiểm PVI.)
Q: Phần điều trị cấp cứu có bắt buộc nằm viện và nhập viện mới được thanh toán chi phí này không?
A: Quyền lợi Điều trị cấp cứu là quyền lợi thuộc đơn BH và đợc thanh toán theo hồ sơ thực tế cung cấp của bệnh viện và không trái với quy tắc BH
Q: Trường hợp đi khám bác sỹ kê đơn thuốc, nhưng hiệu thuốc không có mà bán thuốc có thành phần tương đương có được chấp nhận không?
A: BH thanh toán theo Luật kê đơn của Bộ Y tế (điều 6-thông tư 52/2017/TT-BYT), theo đó:
-Trường hợp bác sĩ kê tên biệt dược (ví dụ toa kê: paracetamol 500mg) => Người được BH có thể mua thuốc với tên thương mại khác nhau có thành phần trên toa kê
-Trường hợp kê tên thương mại hoặc tên thương mại kèm biệt dược (ví dụ toa kê: “Baraclude” hoặc “Baraclude (entecavir) 0.5mg”)=> NĐBH bắt buộc phải mua thuốc có tên thương mại đã được kê trong toa
Q: Trường hợp tôi đi khám, bác sỹ có chỉ định làm các xét nghiệm chuyên sâu tại nhiều khoa, nhưng không kết luận ra bệnh thì các chi phí đó có được chi trả không?
A: Không được BH
Việc bác sĩ chỉ định cận lâm sàng nhằm nhiều mục tiêu: để hỗ trợ cho chẩn đoán xác định, loại trừ chẩn đoán phân biệt, kiểm tra tầm soát, để theo dõi điều trị, để tiên lượng,… BH PVI chỉ chấp nhận chi trả cho những cận lâm sàng liên quan trực tiếp chẩn đoán bệnh, có nghĩa là phục vụ chẩn đoán xác định. Những cận lâm sàng khác mang tính tầm soát nằm ngoài Phạm vi bảo hiểm
(Vui lòng tham khảo phạm vi BH tại Quy tắc BH)
Q: Tôi đi khám tại bệnh viện A nhưng bác sỹ có chỉ định làm xét nghiệm, chiếu chụp tại bệnh viện B thì tính là 1 hay 2 lần khám?
A: Được tính là 1 lần khám
Nguyên tắc xác định một lần khám bệnh được thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 40/2006/QĐ-BYT ngày 25/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Q: Tôi đi khám ngoại trú nhưng bác sỹ có chỉ định ngày hôm sau đến để làm xét nghiệm, chiếu chụp tiếp thì có được tính là 2 lần khám ko?
A: Được tính là 1 lần khám
Nguyên tắc xác định một lần khám bệnh được thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 40/2006/QĐ-BYT ngày 25/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Q: Đi khám bệnh, bác sỹ yêu cầu làm xét nghiệm và chụp chiếu. Kết quả ko có gì bất thường. Vậy chi phí làm xét nghiệm và chụp chiếu này có được thanh toán không? Bệnh án ở đây được hiểu là các tài liệu nào?
A: Không được BH
Các trường hợp không phát hiện bệnh lý cần điều trị không thuộc phạm vi BH
(Vui lòng tham khảo phạm vi BH tại Quy tắc BH)
Q: Phẫu thuật theo yêu cầu của bệnh nhân, phẫu thuật định hình có được bảo hiểm hay không?
A: Không được BH
Các chi phí thuộc phạm vi BH phải được chỉ định bởi bác sỹ điều trị, Các chi phí phát sinh theo yêu cầu của bệnh nhân/người nhà, không thuộc phạm vi BH
Q: Khi khám chữa bệnh đông y hay tại phòng khám y khoa Trung Quốc/ hàn quốc có được bồi thường không?
A: Được BH trong trường hợp các phòng khám hoạt động hợp pháp, có hóa đơn, dấu pháp nhân (dấu tròn) và không bao gồm danh sách từ chối của BH PVI.
Q: Trong trường hợp tôi khám bệnh theo chỉ định của bác sĩ và phát hiện ra bệnh, nhưng bác sĩ thấy chưa cần điều trị nên chưa cho thuốc hoặc phác đồ điều trị, vậy tôi có được bồi thường chi phí khám bệnh không?
A: Chi trả lần khám đầu tiên phát hiện bệnh và không điều trị, các lần tái khám không thuộc phạm vi BH
Q: Đục thủy tinh thể có bảo hiểm không
A: Thuộc điểm loại trừ 16 trong Quy tắc BH SK nhóm
Q: Vận chuyển cấp cứu như thế nào thì được chi trả, sử dụng taxi hoặc phương tiện công cộng khác có được chi trả không?
A: Thỏa mãn điều kiện theo định nghĩa đính kèm HĐBH
Vận chuyển khẩn cấp
Chi phí cho việc vận chuyển khẩn cấp và sơ cấp cứu để đưa Người được bảo hiểm trong tình trạng nguy kịch đến điều trị tại phòng cấp cứu của bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất với điều kiện chăm sóc y tế thích hợp.
Quyền lợi áp dụng theo bảng quyền lợi đính kèm HĐBH, áp dụng đúng loại phương tiện vận chuyển đã thể hiện trên điều khoản như sau:
+ Quyền lợi BH tai nạn:
2 | Chi phí y tế | 157.500.000 VNĐ |
Chi phí điều trị nội trú, ngoại trú, điều trị trong ngày để điều trị thương tật do tai nạn (24/7) bao gồm chi phí xe cấp cứu/ xe cứu thương (loại trừ SOS, IPA và đường hàng không), chi phí phẫu thuật và nằm viện, chi phí thuốc men.v.v.., theo hạn mức chi phí do Người được bảo hiểm chọn. Riêng vận chuyển bằng xe taxi giới hạn 500.000 VND/vụ | Theo chi phí thực tế, hợp lý, không vượt quá STBH |
+ Quyền lợi BH sức khỏe:
e/ Dịch vụ xe cứu thương trong lãnh thổ Việt Nam (loại trừ đường hàng không và dịch vụ SOS, IPA). | 40.000.000 VNĐ |
Q: Trường hợp nhập viện trong ngày chỉ để nội soi dạ dày, đại tràng/ trực tràng/ tá tràng có Giấy ra viện thì có được thanh toán theo quyền lợi nội trú không?
A: Các trường hợp nhập viện để thực hiện các cận lâm sàng nhằm mục đích chẩn đoán bệnh, được chi trả theo quyền lợi Ngoại trú
Q: Nếu tôi không thể đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để khám bệnh được mà phải mời bác sĩ đến nhà khám thì có được bồi thường không?
A: Được thanh toán nếu có đầy đủ chứng từ y tế, chứng từ thanh toán (VD: melatec)
Q: Tôi bị bệnh Viêm gan siêu vi B và đang dùng thuốc trong vòng 3 tháng. Bác sĩ có yêu cầu tôi phải tái khám và tiến hành một số xét nghiệm sau khi dùng hết thuốc. Nếu sau khi tái khám tôi không còn bệnh nữa và bác sĩ cũng nói rằng không cần uống thuốc, chỉ cẩn mỗi 6 tháng trở lại làm các xét nghiệm để xem bệnh có tái phát không thỉ bảo hiểm có thanh toán bồi thường cho tôi không?
A: Chỉ thanh toán 1 lần tái khám đầu tiên theo chỉ định của bác sĩ sau đợt điều trị bệnh trước đó. Các lần tái khám định kỳ (mỗi 6 tháng) không thuộc phạm vi BH do không có bệnh lý cần điều trị
Q: Trong những lần khám thai, bác sĩ có kê toa cho tôi một số thuốc bổ như canxi, sắt, …vậy tôi có thanh toán chi phí này cho tôi không
A: Được thanh toán trong trường hợp các sản phẩm kê đơn được đăng ký dưới dạng thuốc (không phải thực phẩm chức năng, chế phẩm hoặc thiết bị y tế…) Theo giới hạn quyền lợi Khám thai định kỳ trong HĐBH
Q: Tôi có triệu chứng sốt, mệt mỏi và đến bệnh viện để khám bác sĩ, bác sĩ chỉ định cận lâm sàng như xét nghiệm, siêu âm nội soi để kiểm tra nhưng kết luận bệnh cuối cùng của bác sĩ là tôi chỉ bị viêm mũi cấp. Vậy bảo hiểm có thanh toán toàn bộ chi phí khám xét nghiệm của tôi theo chỉ định của bác sĩ không?
A: Việc bác sĩ chỉ định cận lâm sàng nhằm nhiều mục tiêu: để hỗ trợ cho chẩn đoán xác định, loại trừ chẩn đoán phân biệt, kiểm tra tầm soát, để theo dõi điều trị, để tiên lượng, … BH PVI chỉ chấp nhận chi trả cho những cận lâm sàng liên quan trực tiếp chẩn đoán bệnh, có nghĩa là phục vụ chẩn đoán xác định. Những cận lâm sàng khác mang tính tầm soát nằm ngoài Phạm vi bảo hiểm
(Vui lòng tham khảo phạm vi BH tại Quy tắc BH)
Q: Khi yêu cầu trả tiền bảo hiểm cho người khác, tôi có phải làm giấy ủy quyền không?
A: Trường hợp ủy quyền cho người khác Claim hộ, người được BH bắt buộc phải cung cấp giấy ủy quyền hợp pháp
Q: Trong thời gian nợ phí, nếu có hồ sơ bồi thường phát sinh có được thanh toán không?
Phí thanh toán, VNA đảm bảo theo thỏa thuận trong HĐBH, Hồ sơ phát sinh được đảm bảo thanh toán bồi thường theo cam kết
Q: Tôi không sử dụng dịch vụ ở các bệnh viện, phòng khám bảo lãnh thì BH PVI có chi trả bồi thường cho tôi không?
A: NĐBH có thể khám chữa bệnh tại tất cả các cơ sở y tế hoạt động hợp pháp trên toàn quốc (trừ danh sách từ chối) sau đó về nộp hồ sơ để thanh toán (trên app hoặc nộp hồ sơ giấy)
Q: Trường hợp NLĐ đi công tác NN, thì có những quyền lợi BH nào và phải thực hiện thông báo như thế nào
A: Áp dụng điều khoản mở rộng số 13,14 cho tất cả các quyền lợi BH Quy định trong đơn. Bên mua BH cung cấp thông tin theo.
(CÒN TIẾP)