[20/11] Nỗi lòng nghề… chia sẻ

Đối với anh Lê Bùi Nghĩa – Phó phòng Dịch vụ khai thác Đà nẵng ASOC, mỗi lần được học viên gọi “chào thầy” là một lần anh tự nhủ rằng bản thân cần cố gắng nhiều hơn nữa để làm tốt hơn nữa công việc đào tạo đang được phân công.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Một gánh sách hay không bằng một người thầy giỏi”

Khác với công việc sư phạm thuần tuý khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường, những kiến thức được các giảng viên truyền tải tại “trường học” VNA luôn rất sát thực tiễn và mang tính ứng dụng cao. Công tác đào tạo không đơn thuần mang tính sách vở mà lại là sự truyền cảm hứng, khơi gợi thái độ tiếp thu và thực hành tích cực.

Khó khăn lớn nhất của anh Nghĩa là tháo gỡ độ vênh giữa lý thuyết và thực tế công việc, đặc biệt ở môn Nâng Tầm Dịch vụ – khi học viên là những người rất nhiều va chạm thực tế và phải tiếp thu một lý thuyết dịch vụ tương đối mới.

“Vì vậy trong đào tạo mình luôn phải tìm cách dẫn dắt học viên đi từ thực tế đến lý thuyết bằng các vi dụ cụ thể và sinh động, có như vậy những giờ lên lớp mới thiết thực dễ hiểu.Việc dẫn dắt từ thực tế sẽ làm học viên nắm bắt lý thuyết một cách dễ dàng và tiếp tục phát triển lý thuyết vào công việc của họ một cách hiệu quả và đúng hướng.”

Bên cạnh đó, việc giảng dạy cho các bạn học viên nắm vững kiến thức để có thể tự tin làm việc, hoàn thành tốt công việc theo yêu cầu luôn được anh Nghĩa là trách nhiệm lớn nhất.

Anh Lê Bùi Nghĩa – Phó phòng Dịch vụ khai thác Đà nẵng ASOC tự hào khi những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm thực tế của bản thân đã “chạm” đến mỗi học viên. (Ảnh: NVCC).

Với anh, niềm hạnh phúc là khi chứng kiến các bạn học viên từ những ngày đầu còn bỡ ngỡ, chưa quen giao tiếp, nói chuyện với khách hàng, chưa biết cách diễn đạt, trình bày quan điểm cũng như xử lý các tình huống bất thường, dần trở nên tự tin, trưởng thành trong công việc. Và đặc biệt nhất có lẽ là niềm tự hào khi mà những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm thực tế của bản thân đã “chạm” đến mỗi học viên cùng sự tin tưởng từ mọi người trong mỗi buổi đào tạo.

Niềm vui từ tiếng gọi “Thầy!”

Quay ngược thời gian về năm 1997, chàng trai Nghĩa khi ấy vừa ra trường thì tình cờ “va phải” thông tin tuyển dụng của VNA miền Trung trên báo địa phương.

“Mình thấy phù hợp nên quyết tâm nộp đơn và thi tuyển. Như vậy tính ra mình gắn bó với VNA từ khi rời ghế nhà trường đến nay đã hơn 26 năm – VNA là gia đình thứ hai của cuộc đời mình, VNA đã cho mình tình yêu công việc, cơ hội để phát triển bản thân trong đó có công việc đào tạo.”

Với anh Nghĩa, thành quả quý giá nhất sau gần 3 thập kỷ gắn bó chính là sự ghi nhận đơn vị, của đồng nghiệp trong công tác chuyên môn.

“Mình gắn bó với VNA bắt đầu là một nhân viên đại diện Hãng và đến giờ mình vẫn công việc ấy, yêu vô cùng. Và đặc biệt, mình còn có một không gian để thể hiện tình yêu công việc một cách mạnh mẽ nhất – công tác đào tạo, để rồi có cơ hội để lan tỏa, là truyền cảm hứng tình yêu công việc đến mọi người.”

Làm công tác đào tạo, có lẽ ai cũng có những kỹ niệm đáng nhớ của riêng mình. Tuy nhiên với anh Nghĩa, kỷ niệm đến giờ vẫn còn nhớ mãi đó là lần đầu tiên được gọi là thầy.

“Ban đầu nghe xa lạ nhưng thấy rất vui và hạnh phúc. Vinh dự này đến từ chính đồng nghiệp như một thách thức đối với bản thân mình nhưng đồng thời là phần thưởng lớn nhất trong sự nghiệp của mình. Cảm giác sau mỗi giờ đứng lớp, mình đã tạo được giá trị mới trong công việc đó là truyền cảm hứng đến mọi người.”

Với anh Nghĩa, thành quả quý giá nhất sau gần 3 thập kỷ gắn bó chính là sự ghi nhận đơn vị, của đồng nghiệp trong công tác chuyên môn.

Theo anh, có lẽ khó khăn nhất đối với công tác đào tạo đó là làm sao để các học viên, đồng thời là đồng nghiệp cũng yêu nghề và mong muốn tự rèn luyện cho bản thân. Bởi khi có “xây” được tình yêu nghề đủ lớn, thì việc đào tạo, hoàn thiện kỹ năng sẽ dễ dàng đạt được bằng việc tự rèn luyện tự thực hành những gì đã được hướng dẫn.

“Như mình đã nói, VNA là tình yêu của mình và đào tạo là cơ hội để minh lan tỏa và truyền cảm hứng cho tình yêu đó đến mọi người. Vai trò của người thầy làm công tác đào tạo không dừng lại ở lớp học mà còn phải thực tế công việc hàng ngày. Người thầy phải là hình mẫu về dịch vụ trong thực tế công việc.”

“Ý thức” và “bản lĩnh”, đó là những yếu tố tiên quyết mà luôn nhấn mạnh với mỗi học viên. Bởi nếu các bạn trẻ chưa hoàn thiện kỹ năng, kinh nghiệm khi làm việc với khách hàng thì giáo viên có thể giúp bạn được trang bị và hoàn thiện dần. Nhưng nếu bạn chưa sẵn sàng, không đủ ý thức và bản lĩnh thì rất khó khăn khi lựa chọn với lĩnh vực hàng không.

Nhìn lại chặng đường đồng hành cùng những cánh sen vàng, trở thành giáo viên đào tạo, được sống với nghề, được làm công việc mà mình đam mê và sự tận tâm, tận lực của mình được công nhận, đối với anh Nghĩa, đến giờ đó vẫn luôn là món quà cuộc sống vô cùng ý nghĩa.

Le Thi Hang-COMM
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.