Đoàn đã đến thăm và làm lễ dâng hương tại nhà truyền thống Thanh niên xung phong toàn quốc, đồng thời đặt vòng hoa, làm lễ dâng hương tại đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh để nối liền mạch máu giao thông, đảm bảo an toàn cho các đoàn xe hậu phương với tiền tuyến đã đi vào huyền thoại.
Ngã ba Đồng Lộc nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh, thuộc địa phận thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc. Nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá. Đó Tiểu đội 4, Đại đội 552 gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 24. Các Chị đã hy sinh để lại muôn vàn nổi nhớ cho quê hương đất nước. Cũng từ đó, bài thơ “Cúc ơi” làm lay động lòng người của tác giả Yến Thanh ra đời.
Tiểu đội đã xếp một hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp?
Chín bạn đã quây quần đủ hết
Nhỏ – Xuân – Hà – Hường – Hợi – Rạng – Xuân – Xanh
A trưởng Võ Thị Tần điểm danh
Chỉ thiếu mình em
Chín bỏ làm mười răng được!
Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc
Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần
Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng
Cúc ơi! em ở đâu?
Đất nâu lạnh lắm
Da em xanh. Áo em thì mỏng!
Cúc ơi! em ở đâu?
Dâng hưởng tưởng niệm các liệt sỹ. (Ảnh: ĐTN)
Sự hy sinh anh dũng của các chị đã trở thành biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện sự cống hiến to lớn, không tiếc tuổi xuân của tầng tầng, lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”.
(còn tiếp)
ĐTN TCT