[Điểm đến] Tìm hiểu tinh hoa văn hóa Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền văn hóa đa dạng và cũng kỳ lạ nhất. Ngoài việc thăm thú danh lam thắng cảnh hay thưởng thức những món ăn ngon, ta nên trang bị cho mình những kiến thức về nền văn hóa nước bạn để khiến trải nghiệm trở nên tuyệt vời hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổ bay của tiếp viên Vũ Thị Cẩm Tú đã sẵn sàng đón năm mới Canh Tý. (Ảnh: Cẩm Tú).

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp

Nói đến văn hoá giao tiếp truyền thống có những quy tắc và lễ nghi rất riêng, như lời chào của người Nhật bao giờ cũng đi kèm với một cái cúi chào sau cùng mà mọi người phải theo. Sự phân biệt giữa các mỗi quan hệ, tương ứng với kiểu chào khác nhau. Có 3 kiểu chào truyền thống được người Nhật sử dụng.

Kiểu cúi chào bình thường: Khi chào thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3s, còn nếu đang ngồi trên sàn nhà thì bạn phải đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.

Kiểu Saikeirei: Là kiểu chào trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng, thực hiện kiểu cúi chào Saikeirie, bạn cúi xuống từ từ và rất thấp để biểu thị sư kính trọng sâu sắc.

Kiểu khẽ cúi chào: Khi chào thân và đầu hơi cúi trong khoảng một giây và hai tay để bên hông, có thể chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào đúng lễ nghi còn những lần sau chỉ cần khẽ cúi chào.

Tới đâu thì cũng nên “nhập gia tùy tục” tại đó! (Ảnh: Cẩm Tú).

Lễ nghi và phong tục trong văn hóa Nhật

Người Nhật rất coi trọng lễ nghi và phong tục truyền thống, bởi điều đó đã giúp hình thành nên lối sống nề nếp và sự phát triển ổn định của xã hội. Trong quá trình phát triển, văn hóa Nhật không chỉ giữ gìn, phát triển bản sắc truyền thông văn hóa của mình mà còn sẵn sàng tiếp thu những cái mới của nền văn hoá khu vực, thậm chí cả các nước phương Tây. Tuy nhiên họ biết chọn lọc để sáng tạo nên những nét độc đáo của các nền văn hoá đó cho riêng mình.

Văn hóa trà đạo

Trà đạo thực chất được du nhập từ Trung Hoa vào Nhật, từ việc đơn giản uống trà, chuyển sang pha trà rồi nghi thức thưởng thức trà cho đến khi đúc kết thành trà đạo. Qua một thời gian dài không ngừng nghỉ sử dụng trà, cái đích cuối cùng của người Nhật là cải biến tục uống trà đã được du nhập trở thành một tinh thần Thiền của phật giáo, để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo, một sản phẩm đặc sắc riêng thuần Nhật. Họ tin rằng thông qua cách uống trà và thưởng thức trà đạo có thể tìm thấy được giá trị tinh thần cần có của mỗi con người qua bốn chữ : “hòa”, “kính”, “thanh”, “tịch”. Trong đó, “Hòa” chính là hòa bình; “Kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu; “thanh” là thanh tịnh, thanh khiết; còn “tịch’ tức là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo.

Văn hóa trà đạo là một nét tinh túy của đất nước Mặt trời mọc. (Ảnh: sưu tầm).

Tinh hoa văn hóa rượu sake

Nhật Bản là quốc gia của những tinh hoa văn hóa mà bất kì một du khách nào khi có dịp du lịch đến đây đều không thể không nhắc đến món rượu nổi tiếng Sake. Rượu sake là một loại rượu nhẹ truyền thống nấu từ gạo qua nhiều công đoạn lên men và đi kèm với khá nhiều quy tắc mà thành. Đối với người dân Nhật Bản thì rượu Sake là một nét văn hoá riêng không hề bị pha trộn, nó không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống mà nó mang một ý nghĩa rất đặc trưng như là một cầu nối giữa con người với con người. Từ khi lúa nước du nhập vào xứ Phù Tang thì cũng là lúc rượu Sake ra đời. Ngày xưa, chỉ có vào những dịp lễ lớn, hoàng gia và đền chùa mới được sử dụng rượu Sake. Tuy nhiên ngày nay các bạn tới Nhật Bản có thể thưởng thức loại rượu đặc trưng này ở tất cả những quán ăn hoặc tại những cửa hàng tại Nhật.

Rượu sake nổi tiếng của Nhật Bản. (Ảnh: sưu tầm).

Tinh thần samurai trong văn hóa Nhật

Tinh thần võ sĩ đạo đã thấm nhuần trong tiềm thức của mỗi người dân Nhật, như một lý tưởng về một lối sống đầy nghị lực, quyết tâm mà người Nhật luôn hướng đến. Những đức tính quý báu của một Samurai là tính cách ngay thẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép cũng như khả năng tự kiểm soát bản thân cùng tinh thần trách nhiệm, lòng trung thành và danh dự luôn được đặt lên hàng đầu. Dựa vào các đức tính đó, mà người Nhật từ một nước nghèo ở Đông Á, hứng chịu nhiều tổn thất từ chiến tranh thế giới thứ II và thiên nhiên khắc nghiệt tàn phá, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong những nước có nền công nghiệp khoa học và kinh tế phát triển hàng đầu thế giới.

Nét đẹp trong trang phục của Nhật bản

Nhắc đến đất nước Mặt trời mọc, hẳn là các bạn hình dung ra một trang phục có nhiều hoa văn, màu sắc, rực rỡ và hoạ tiết độc đáo hay gặp ở các cô gái Nhật xinh đẹp mặc, đó chính là bộ Kimono truyền thống. Kimono có từ rất lâu đời, thường xuyên sử dụng hàng ngày, tuy nhiên ngày nay xã hội phát triển, cùng với sự hội nhập quốc tế và tính chất cuộc sống nên Kimono không còn được sử dụng hàng ngày như lúc trước mà thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết, trong đám tiệc hay các lễ hội. Phụ nữ mặc kimono phổ biến hơn nam giới và có màu hoa văn nổi bật hơn, còn kimono dành cho nam không có hoa văn, màu tối hơn. Kimono có hai loại là ” tay rộng” và “tay ngắn” nhưng chỉ có một cỡ duy nhất, khi mặc chỉ cần bó y phục lại cho phù hợp với người mặc. Khi mặc kimono thì phải mặc “juban” trước, Juban là một áo lót để bảo vệ kimono khỏi dơ, rồi cuốn bên phải vào trước, bên trái vào sau, cuối cùng thắt đai lưng Obi làm bằng lụa là xong. Thực tế mặc kimono rất mất thời gian và gần như tự mình không thể tự mặc được, cần có người giúp. Mặc kimono bắt buộc phải đi guốc gỗ, và mang bít tất Tabi màu trắng.

alt text
alt text
alt text

Kimono là một trong những trang phục truyền thống đặc sắc của Nhật Bản. (Ảnh: Cẩm Tú).

Văn hóa Nhật mang đậm bản sắc dân tộc

Văn hóa của mỗi nước luôn là phần linh hồn của nước đó, được xây dựng trong suốt tiến trình hình thành hội nhập và phát triển của dân tộc. Văn hoá Nhật cũng vậy, trong suốt quá trình hình thành và hội tụ nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới nhưng họ vẫn giữ được nét đặc trưng văn hoá truyền thống riêng của mình, bởi họ du nhập một cách thông minh và tinh tế các nền văn hóa cũng như tôn giáo các nước khác. Chính vì thế mà văn hóa Nhật Bản luôn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Những nét lạ trong văn hóa Nhật Bản

  • Muốn nhờ vả hay làm phiền thì ngay lập tức nói lời cảm ơn, xin lỗi trước.
  • Húp sùm sụp khi ăn mù ramen hay Soba, theo quan niệm của người Nhật ăn như thế mới thể hiện cho người đầu bếp thấy được là món ăn rất ngon.
  • Trước khi vào nhà, giày và dép cởi ra phải quay mũi ra ngoài và đi bằng dép nhẹ trong nhà.
  • Ăn món cá sống.
  • Tặng quà Tết và quà Trung thu.
  • Đi vệ sinh phải quay mặt vào phía trong.
  • Không nên đưa tiền Tip khi ở Nhật.

Mỗi chuyến đi là một kỷ niệm đáng nhớ. (Ảnh: Cẩm Tú).

Bài viết giới thiệu về những nét văn hóa nổi bật của Nhật Bản gửi các bạn. Nếu có cơ hội, bạn hãy đến xứ sở hoa anh đào qua đường bay của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam tới các sân bay Haneda, Narita, Osaka, Nagoya, Fukuoka. Tôi cam đoan bạn sẽ hài lòng về dịch vụ phục vụ ân cần, chu đáo của đội ngũ tiếp viên và tận hưởng cảnh đẹp thiên nhiên trù phú cùng đón nhận nền văn hoá đa dạng và phong phú từ đất nước mặt trời mọc này.

Vietnam Airlines hiện đang khai thác các đường bay từ Hà Nội/Đà Nẵng/TP.HCM đến Tokyo với tần suất 7 chuyến/tuần. 

Vu Thi Cam Tu – ĐTV

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.