Điều này đòi hỏi nhiều quốc gia cung cấp các cơ sở hạ tầng sân bay lớn hơn và tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng này. Sau đây là năm sân bay quốc tế sẽ chính thức khai trương trong năm 2019.
Sân bay quốc tế Vân Đồn, Việt Nam
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn hay Sân bay quốc tế Vân Đồn là sân bay khai trương đầu tiên trên thế giới năm 2019 (tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, sân bay đã được mở cửa từ cuối năm 2018).
Sân bay Vân Đồn là sân bay tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, đang hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để khai thác vào cuối năm 2018. Ấn tượng đặc biệt là nhà ga “siêu đẹp” với thiết kế mang dáng dấp sân bay Changi, Singapore – một trong những sân bay 5 sao hiện đại nhất thế giới. Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn có tổng mức vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng, được khởi công từ đầu năm 2015.
Với tần suất 1 chuyến/ngày, đường bay TP. Hồ Chí Minh – Vân Đồn được VNA khai thác bằng tàu bay Airbus A321 theo tiêu chuẩn dịch vụ quốc tế 4 sao. Các chuyến bay khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất lúc 14h00 và từ sân bay Vân Đồn lúc 16h45 với thời gian bay dự kiến là 2 tiếng 5 phút.
Tại sân bay Vân Đồn, hành khách của VNA có thể làm thủ tục chuyến bay tại quầy 1-7 ga quốc nội. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian, hành khách có thể làm thủ tục trước qua website, ứng dụng di động hoặc tại các quầy tự làm thủ tục (kiosk check-in) đặt ở sân bay Tân Sơn Nhất (đối với các chuyến bay khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh).
Sân bay Ramon, Israel
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Israel, ông Israel Katz, cho biết nước này sẽ khánh thành sân bay quốc tế mới Ramon gần Biển Đỏ vào ngày 21/1 tới.
Trong thông báo ngày 1/1, ông Katz cho biết trong thời gian đầu đi vào hoạt động, sân bay Ramon sẽ tiếp nhận các chuyến bay nội địa và sau đó sẽ từng bước khai thác các chuyến bay quốc tế
Sân bay Ramon có kinh phí xây dựng khoảng 455 triệu USD, với khả năng tiếp nhận 2 triệu hành khách một năm và có thể nâng công suất lên 4,2 triệu hành khách vào năm 2030. Sân bay này nằm cách khu nghỉ dưỡng Eilat bên bờ Biển Đỏ của Israel khoảng 18km và gần cảng Aqaba của Jordan.
Sân bay quốc tế Daxing ở Bắc Kinh, Trung Quốc
Sân bay quốc tế Bắc Kinh Daxing, trị giá hàng tỷ đô la của Thủ đô Bắc Kinh dự kiến sẽ khai trương vào tháng 9 năm 2019. Với 3 nhà ga đang vận hành hết công suất, phục vụ hơn 95 triệu hành khách, sân bay quốc tế ở Thủ đô Bắc Kinh trở thành sân bay bận rộn thứ hai thế giới, chỉ sau sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta (Hoa Kỳ). Điều đó khiến các hãng hàng không gần như không thể bổ sung các chuyến bay vào thời điểm mong muốn.
Với dự án này, Daxing sẽ trở thành viên ngọc quý của liên minh hàng không toàn cầu Skyteam.
Do đó, Bắc Kinh đang rất cần một “cửa ngõ toàn cầu” thứ hai. Sân bay Daxing mới, được thiết kế bởi nữ kiến trúc sư quá cố Zaha Hadid và các cộng sự người Trung Quốc. Kế hoạch tổng thể đầy tham vọng này dự kiến sẽ có 7 đường băng, và vận chuyển ít nhất 100 triệu hành khách và 4 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu tiên, sân bay sẽ có 4 đường băng và 1 nhà ga có kích thước 97 sân bóng đá, với mục tiêu "khiêm tốn" ban đầu là đáp ứng 72 triệu hành khách và 2 triệu tấn hàng hóa vào năm 2025.
Dự án trị giá 11,5 tỷ đô la Mỹ này đã bắt đầu từ năm 2014, với hơn 40.000 công nhân phục vụ. Nhà ga đã gần hoàn thành và mang phong cách thiết kế đặc trưng của kiến trúc sư Hadid, với những đường viền mềm mại và ánh sáng tự nhiên được tận dụng tối đa qua hế thống cửa sổ trên sân thượng.
Sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Mặc dù ban đầu sân bay này dự kiến sẽ mở cửa vào tháng 10 năm 2018, tuy nhiên sau đó truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo sân bay sẽ chính thức khai trương vào tháng 3 năm 2019. Hiện tại sân bay đang phục vụ một số chuyến bay trong khu vực.
Sân bay có sáu đường băng và khi hoàn thiện có thể phục vụ 200 triệu hành khách mỗi năm, và chuyến bay tới 350 điểm đến.
Dự án xây dựng sân bay nói trên có trị giá 10,5 tỷ euro (12 tỷ USD) nhằm biến Istanbul trở thành một trung chuyển toàn cầu kết nối châu Á, châu Âu và châu Phi, cũng như đưa hãng hàng không quốc gia Turkish Airlines thành “ông lớn” về hàng không. Đây là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn của chính quyền Tổng thống Erdogan.
Theo giới chức Thổ Nhĩ Kỳ, nhà ga của sân bay trên có diện tích 1,4 triệu m2, rộng gấp 8 lần so với nhà ga của sân bay Ankara. Khi được hoàn tất, sân bay Istanbul sẽ có 6 đường băng và 2 nhà ga với tổng diện tích 76km2, lớn gấp 3 lần sân bay lớn nhất hiện nay Ataturk của Thổ Nhĩ Kỳ. Số lượng thép phục vụ công trình này là 640.000 tấn, tương đương với 80 tháp Eiffel ở Pháp.
Sân bay quốc tế Louis Armstrong – New Orleans, Mỹ
Sân bay quốc tế Louis Armstrong New Orleans là một sân bay Class B công cộng tọa lạc ở Jefferson Parish, Louisiana, Hoa Kỳ. Sân bay thuộc sở hữu của thành phố New Orleans và các khu vực trung tâm thành phố khoảng chừng 19km về phía Tây. Sân bay quốc tế Louis Armstrong
Sân bay Quốc tế New Orleans Louis Armstrong bao gồm hai nhà ga (Đông và Tây), với hai phòng chờ mỗi (A và B và C và D tương ứng) được nối với nhau bởi một hẻm bán vé trung tâm.
Các dịch vụ ăn uống, mua sắm và các tiện nghi khác được coi là khiêm tốn so với tổng diện tích quy hoạch của sân bay này. Sân bay có không khí lễ hội, nhạc sống, lối trang trí đầy màu sắc và chỗ ngồi thoải mái cũng như Wi-Fi và nhiều cửa hàng điện để sạc các thiết bị di động.
Theo Business Insider