Khu vực này hiện đang dần mở cửa trở lại, nhưng hiện phải đối mặt với một nhiệm vụ lâu dài và khó khăn. Các quốc gia Nam Thái Bình Dương không chỉ xây dựng lại lĩnh vực du lịch đang gặp khó khăn của họ mà còn cần định hình lại để thích ứng với thực tế mới của kỷ nguyên đại dịch và để đảm bảo có thể tồn tại trong cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Năm 2019 du lịch chiếm khoảng 8% GDP của các quốc đảo khu vực Thái Bình Dương, trong khi mức trung bình toàn cầu là khoảng 3,5%.
Đối với một số quốc gia nhỏ hơn và biệt lập, du lịch là ngành đóng góp lớn nhất vào GDP và việc làm, vì vậy việc ngừng du lịch quốc tế có tác động tai hại đến nền kinh tế địa phương.
Trước đại dịch COVID-19, có khoảng 2,3 triệu du khách quốc tế đã đến thăm khu vực này. Hầu hết khách đến từ hai thị trường chính: Úc chiếm gần 30% và New Zealand chiếm hơn 20% một chút.
Vào năm 2020, lượng khách quốc tế trong khu vực giảm xuống chỉ còn 17% so với năm 2019.
Năm 2021, nhu cầu khách du lịch thậm chí còn thấp hơn, trung bình chỉ bằng 5% mức của chín tháng đầu năm 2019.
Đại dịch cũng gây ra thảm khốc không kém đối với các hãng hàng không địa phương, hầu hết trong số đó đã phải vật lộn để đạt được lợi nhuận và rất cần tiền để duy trì hoạt động của họ.
Với sự bùng nổ của đại dịch, chính quyền các đảo ở Thái Bình Dương buộc phải cung cấp mức hỗ trợ lớn – thông qua nhiều hình thức, chẳng hạn như bơm vốn trực tiếp, cho vay, trợ cấp và các bảo lãnh khác – để giữ cho các hãng hàng không quốc gia của họ có đủ khả năng thanh toán.
Các hãng hàng không khu vực Nam Thái Bình Dương cũng không tránh khỏi những thách thức do COVID-19 gây ra – đặc biệt là sự thiếu hụt đội ngũ nhân viên hàng không được đào tạo và có tay nghề cao như phi công, tiếp viên và kỹ sư bảo dưỡng.
Một vấn đề khác để phục hồi du lịch trong khu vực là tỷ lệ tiêm phòng. Nam Thái Bình Dương đang gặp phải hàng loạt các vấn đề xung quanh tình trạng do dự tiêm vắc xin.
Papua New Guinea là một trong những quốc gia ở Nam Thái Bình Dương có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trên thế giới, với chỉ 4% dân số được tiêm hai mũi tính đến giữa tháng 7 năm 2022. Tuy nhiên, các quốc gia khác – đặc biệt là một số quốc gia nhỏ, phụ thuộc vào du lịch như Tonga, Quần đảo Cook và Palau – có tỷ lệ tiêm hai mũi vắc xin covid – 19 ở mức 95% hoặc cao hơn.
Tất cả những vấn đề này đã khiến khu vực Nam Thái Bình Dương rơi vào tình trạng nguy hiểm khi mở cửa trở lại cho du lịch quốc tế.
Nhưng chồi xanh xuất hiện trong nửa cuối năm 2021 và đầu năm 2022, khi một số quốc đảo Thái Bình Dương bắt đầu quá trình mở cửa trở lại biên giới của họ cho khách du lịch đã tiêm phòng.
Bong bóng du lịch (Hành lang du lịch an toàn) song phương / đa phương cho phép đi lại không có kiểm dịch đối với những du khách đã được tiêm chủng đã được mở ra tại một số quốc gia Nam Thái Bình Dương vào giữa năm 2021.
Đáng chú ý có hành lang du lịch giữa New Zealand và Quần đảo Cook, giữa Úc và Fiji, giữa Đài Loan và Palau. Những điều này cũng chỉ thành công một phần: bong bóng du lịch cung cấp khả năng tiếp cận khách du lịch khi bị hạn chế, nhưng lại dễ bị vỡ do những thay đổi của tình hình dịch tễ học ở cả hai phía.
Fiji là quốc gia dẫn đầu khu vực trong việc mở lại biên giới cho du lịch quốc tế vào tháng 12 năm 2021 và quốc gia này đã cho thấy nhu cầu du lịch trong khu vực vẫn còn bị kìm hãm. Trong nửa đầu năm 2021, lượng khách du lịch quốc tế đến Fiji chỉ đạt hơn 50% mức của năm 2019 – mặc dù quốc gia này chắc chắn được hưởng lợi từ các thị trường cạnh tranh gần đó như Samoa, Tonga và Vanuatu do vẫn bị đóng cửa trong thời gian này.
Thúc đẩy tăng trưởng là những gì trước đây từng là thị trường nguồn: đặc biệt là Úc, cũng như New Zealand và Mỹ.
Hầu hết các quốc gia Thái Bình Dương vẫn chưa mở cửa trở lại cho du khách quốc tế thừa nhận rằng cần phải khởi động lại du lịch một cách cấp bách. Nhưng điều này cần được cân bằng với năng lực sức khỏe của cộng đồng.
Các quốc gia Nam Thái Bình Dương đang lựa chọn cách tiếp cận theo từng giai đoạn đối với việc mở lại biên giới, sử dụng một loạt các tiêu chí như tỷ lệ tiêm chủng COVID-19, năng lực xét nghiệm và giám sát, cũng như tình trạng cơ sở hạ tầng y tế địa phương để quyết định theo từng thời điểm. Khi các chương trình tiêm chủng tiếp tục tiến triển trên toàn cầu, các quốc gia Nam Thái Bình Dương sẽ có thể mở cửa trở lại cho khách du lịch đồng thời giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe.
Đại dịch đã tạo ra một sự thay đổi nhanh chóng trong xu hướng và tiêu dùng du lịch, do đó các điểm đến cũng sẽ cần phải thay đổi.
Du khách trẻ hơn, có xu hướng sử dụng công nghệ nhiều hơn và ngày càng bị thu hút đến các điểm đến nhỏ hơn với các chứng chỉ về tính bền vững và chứng chỉ sức khỏe được xác nhận. Đối tượng du khách trẻ cũng bị thu hút bởi các điểm đến tại các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao hoặc quản lý hồ sơ về sức khỏe tốt trong đại dịch cùng với cơ sở hạ tầng y tế tốt, cũng như thông tin rõ ràng về việc mở cửa biên giới và hạn chế đi lại.
Ngoài việc mở cửa cho du khách quốc tế, các quốc đảo Thái Bình Dương cần bắt đầu xem xét các vấn đề liên quan đến du lịch và tính bền vững, khả năng phục hồi của thị trường du lịch của họ và những vấn đề nổi lên từ cuộc khủng hoảng COVID-19 …
Trong lĩnh vực hàng không, cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng tạo cơ hội cho các quốc đảo Thái Bình Dương xem xét lại các hãng hàng không quốc gia của họ và tăng cường mức độ giám sát.
Sự phục hồi vẫn đang trong giai đoạn đầu, nhưng các quốc đảo Thái Bình Dương đang đứng trước cơ hội chuyển đổi ngành du lịch trong khu vực. Định hình xu hướng du lịch khu vực sẽ diễn ra trong vài năm tới, đang được hình thành từ các quyết định do các quốc đảo Thái Bình Dương tự đưa ra cho khu vực của mình từ ngay bây giờ.
Quynh Hoa- DX