Cuộc đua hạ tầng hàng không

Trong bối cảnh lượng hành khách vận chuyển bằng đường hàng không toàn cầu tăng được dự báo tăng mạnh, cuộc đua mở rộng và phát triển sân bay nói riêng, hạ tầng hàng không nói chung đang “nóng” trên quy mô toàn cầu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trung tâm Hàng không CAPA tại Sydney (Australia) mới đây nhận định, hơn 1.000 tỷ USD dự kiến sẽ được chi cho việc phát triển hạ tầng, mở rộng sân bay, tính đến năm 2069, trong đó khu vực châu Á chiếm 50% tổng nhu cầu của toàn cầu. Trên thực tế, thời gian gần đây, các kỷ lục về “sân bay lớn nhất thế giới” đã liên tục bị phá vỡ và hàng loạt sân bay lớn đã được xây dựng tại nhiều nước.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Sân bay Istanbul đã được khánh thành vào tháng 10/2018 và được đánh giá là một trong những sân bay lớn nhất thế giới với sứ mệnh là trạm trung chuyển toàn cầu kết nối các khu vực Châu Âu, Châu Á và Châu Phi.  Để hoàn thành xây dựng sân bay này, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai dự án đầu tư có giá trị lên tới 10,5 tỷ euro (tương đương với 12 tỷ USD).

Trung tâm Hàng không CAPA nhận định rằng hơn 1.000 tỷ USD dự kiến sẽ được chi cho việc phát triển hạ tầng, mở rộng sân bay, tính đến năm 2069.

Sân bay có tới 6 đường băng và nhà ga sân bay có diện tích lên tới 1,4 triệu m2, rộng gấp 8 lần so với sân bay Ankara. Không chỉ rộng lớn, Istanbul còn nổi tiếng là sân bay hiện đại với phòng chờ cung cấp không gian, dịch vụ thư giãn thoải mái cho hành khách, bao gồm các tiện ích tại phòng đọc sách, phòng chơi bida, phòng giải trí bằng âm nhạc và phim ảnh…Với cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại và rộng lớn, Sân bay Istanbul hứa hẹn sẽ đón 90 triệu hành khách mỗi năm, và sẽ tăng lên tói 200 triệu hành khách khi hoàn thành toàn bộ dự án.

Tuy nhiên, hiện tại sân bay Istanbul có thể vẫn thua kém Sân bay quốc tế Đại Hương Bắc Kinh của Trung Quốc về quy mô. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách đi máy bay, Trung Quốc đã đầu tư  gần 11,7 tỷ USD để xây dựng sân bay nói trên với phòng chờ rộng bằng khoảng 80 sân bóng đá, 8 đường băng. Theo hãng tin Xinhua, sân bay này dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2019 và sẽ đón 72 triệu lượt khách, 2 triệu tấn hàng hóa cũng như 620.000 lượt cất cánh và hạ cánh vào năm 2025.

Trong khi đó, châu Âu và Mỹ cũng đang tăng cường mở rộng và phát triển hạ tầng hàng không. "Báo cáo nghiên cứu thị trường cơ sở hạ tầng hàng không toàn cầu 2019-2023" công bố trên trang mạng https://markettrendsnews.com hôm 22/4 vừa cho biết, vào tháng 6/2018, Vương quốc Anh đã phê duyệt kế hoạch xây dựng đường băng thứ ba tại Sân bay Quốc tế Heathrow- sân bay bận rộn nhất châu Âu với số hành khách khoảng 75 triệu người/năm. Đường băng thứ ba mới sẽ giúp Sân bay Heathrow tăng cường năng lực đón khách.

Tại Mỹ, dù nước này đang đứng đầu thế giới về số sân bay, cảng hàng không, song Chính phủ vẫn quan tâm nâng cấp, mở rộng các sân bay. Bộ Giao thông Mỹ mới đây cho biết, Cục Hàng không Liên bang (FAA) sẽ dành 616,9 triệu USD cho các khoản tài trợ cơ sở hạ tầng sân bay. Đây là một phần trong tổng số 3,18 tỷ USD trong Chương trình cải thiện sân bay (AIP) của nước Mỹ. 

Tổng Giám đốc Hội đồng sân bay quốc tế, bà Angela Gittens, mới đây dự báo, dự kiến vận tải hàng không sẽ tăng gấp hai lần trong 17 năm tới. Trong khi đó, "Báo cáo nghiên cứu thị trường cơ sở hạ tầng hàng không toàn cầu 2019-2023" nói trên nhận định, thị trường cơ sở hạ tầng hàng không sẽ đạt mức tăng trưởng lũy kế hàng năm khoảng 7% trong giai đoạn 2019 – 2023.

 Với những dự báo nêu trên, cuộc đua phát triển hạ tầng hàng không sẽ còn sôi động hơn nữa trong những năm tới.

Thị trường cơ sở hạ tầng hàng không tăng mạnh

"Báo cáo nghiên cứu thị trường cơ sở hạ tầng hàng không toàn cầu 2019-2023" vừa công bố hôm 22/4 nhận định, thị trường cơ sở hạ tầng hàng không sẽ đạt mức tăng trưởng lũy kế hàng năm khoảng 7% trong giai đoạn 2019 – 2023.

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.