Câu chuyện phía sau Boeing 787 Dreamliner

Boeing 787 Dreamliner (hay Boeing Y2) là một loại máy bay phản lực hai động cơ phản lực, cỡ vừa, thân rộng, hiện đang được chế tạo bởi hãng Boeing’s Commercial Airplanes division và đã đi vào hoạt động thương mại vào tháng 10 năm 2011, do hãng All Nippon Airways sử dụng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Máy bay có sức chở từ 210-330 hành khách tùy theo biến thể và cấu hình bố trí chỗ ngồi. Boeing đã tuyên bố rằng máy bay này có hiệu suất nhiên liệu cao hơn các loại máy bay Boeing khác trước đó. Nó cũng là chiếc máy bay lớn đầu tiên sử dụng vật liệu composite cho phần lớn cấu trúc xây dựng lên nó.

Bối cảnh

Cuối thập niên 1990, Boeing bắt đầu xem xét một thay thế cho loại 767 khi tình hình tiêu thụ đã yếu đi do cạnh tranh của loại máy bay do Airbus sản xuất là A330-200. Khi sự tiêu thụ Boeing 747-400 cũng chậm lại, công ty này cũng đã kiến nghị hai loại máy bay mới: Sonic Cruiser và 747X. Dòng Sonic Cruiser sẽ có tốc độ cao hơn (khoảng 0,98 Mach) trong khi mức độ đốt nhiên liệu ngang với các máy bay hiện hữu là 767 và A330. Chiếc 747X, cạnh tranh với Airbus A380, sẽ nới thêm chiều dài của chiếc 747-400 và cải tiến tầm năng bằng cách chế tạo cánh bằng hỗn chất composite “siêu tới hạn” (supercritical).

Thị trường có thái độ quan tâm hờ hững đối với loại 747X nhưng dòng Sonic Cruiser thì đã có một triển vọng sáng sủa hơn. Nhiều hãng hàng không lớn ở Hoa Kỳ, bao gồm hãng Continental, ban đầu đã tỏ ra nhiệt tình đối với ý tưởng Sonic Cruiser, dù họ tỏ ra quan ngại về chi phí vận hành. Bằng cách giảm thời gian đi lại, dòng máy bay này sẽ có thể tăng sự thỏa mãn của khách hàng và tăng hiệu suất sử dụng máy bay.

Vụ Tấn công 11 tháng 9 năm 2001 đã làm đảo lộn thị trường hàng không toàn cầu. Các hãng hàng không không thể biện hộ cho chi phí vốn lớn và việc giá dầu mỏ gia tăng đã khiến họ quan tâm đến hiệu quả hơn là tốc độ. Các hãng hàng không bị ảnh hưởng nặng nhất ở Hoa Kỳ đã được Boeing xem là các khách hàng khả dĩ nhất của dòng Sonic Cruiser. Boeing đã chào một lựa chọn sử dụng khung máy bay nhằm tăng tốc độ hoặc tăng hiệu quả nhưng chi phí cho dự án khung máy bay này đã khiến cầu giảm sút hơn. Boeing đã hủy bỏ 747X một khi Airbus bắt đầu sản xuất máy bay khổng lồ Airbus A380, và chuyển hướng qua một sản phẩm thay thế, đó là 7E7.

Cho đến ngày 28 tháng 1 năm 2005, các hình ảnh ý tưởng được công bố ban đầu của mẫu 7E7 cho thấy một thiết kế với bề mặt có độ cong cao. Vào ngày 26 tháng 4 năm 2005, một năm sau ngày công bố chương trình, dáng vẻ bề ngoài của thiết kế 7E7 đã được ổn định, với một mũi kém thon hơn và một cánh đuôi đứng (vertical stabilizer) khác thường hơn. Mẫu cũng bắt đầu được gọi với tên gọi 787. Boeing đã hoàn thành việc lắp ráp cuối cùng chiếc 787 đầu tiên và chiếc này đã lăn bánh ra buổi lễ vào ngày 8 tháng 7 năm 2007.

Boeing đã cho công diễn chiếc 787 lần đầu vào ngày 8 tháng 7 năm 2007, ngày trung với tên của 787 theo cách ghi lịch của Hoa Kỳ là tháng-ngày-năm (7/08/07) (Ảnh: USA Today).

Ngay từ ngày 26 tháng 4 năm 2004, hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways (ANA) đã trở thành khách hàng đầu tiên của 787, lúc đó vẫn còn mang tên 7E7, bằng cách công bố một đơn hàng chắc chắn mua 50 chiếc với thời gian giao hàng bắt đầu từ tháng 4 năm 2008. Đơn hàng của ANA bao gồm 30 chiếc 787-3, 290–330 chỗ, máy bay nội địa một hạng và 20 chiếc 787-8, đường dài, 210–250 chỗ ngồi, hai hạng ghế cho các tuyến khu vực và quốc tế như Tokyo Narita–Bắc Kinh. Loại máy bay này sẽ cho phép ANA mở các tuyến mới đến các thành phố cỡ vừa mà trước đây chưa được phục vụ như Denver và Montreal. Là một thông lệ cho các khách hàng khởi đầu, người ta đồn đại rằng ANA đã được giảm giá từ 40-50% giá bán niêm yết.

Chiếc Boeing B787 đầu tiên trên toàn thế giới (Ảnh: ANA).

Các dòng 787-3 và 787-8 sẽ là các biến thể cùng với 787-9 đi vào hoạt động năm 2010, bất chấp các đồn đại trong ngành rằng sẽ có chậm trễ do các đơn hàng đối với 787-3 và 787-8 đã bán hết các lô hàng trong đợt sản xuất ban đầu.

Vào 1/9/2015, chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner thế hệ mới của VNA đã hạ cánh xuống sân bay Heathrow ở thủ đô London, đánh dấu điểm đến quốc tế đầu tiên mà VNA đưa dòng máy bay mới này vào phục vụ. 

Việc đưa Boeing 787-9 Dreamliner vào khai thác trên các đường bay từ Việt Nam tới Luân Đôn và ngược lại từ ngày 1/9/2015, VNA cũng trở thành hãng hàng không đầu tiên trong khu vực khai thác dòng máy bay mới nhất của Boeing trên đường bay thẳng từ Đông Nam Á đến châu Âu.

Boeing ban đầu báo giá biến thể 787-8 với giá 120 triệu dollar Mỹ, một con số thấp làm kinh ngạc ngành hàng không và kể từ đó hãng đã hai lần tăng giá. Đến thời điểm 2007, giá niêm yết là 146–151,5 triệu USD đối với 787-3, 157–167 triệu USD đối với 787-8 và 189–200 triệu USD đối với 787-9.

Sắp tới, VNA sẽ là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam sở hữu tàu bay B787-10 (Ảnh: VNA).

Tính đến thời điểm hiện tại, Boeing 787-10 là phiên bản thân dài nhất (68m, tức 6m dài hơn kiểu 787-9 và 11.3m dài hơn kiểu 787-8) và có sức chở nhiều hành khách nhất (trên 330 khách) trong dòng máy bay hiện đại 787 Dreamliner. Kiểu Boeing 787-10 được thiết kế để khai thác sinh lợi cao ở các tuyến bay tầm ngắn khu vực (từ 2-8 tiếng), tầm hoạt động tối đa của nó là 11.910km (kiểu -9, tầm hoạt động 14.140km, kiểu -8, tầm 13.621km).

Ngày 16/8 tới, VNA sẽ đón nhận chiếc tàu bay B787-10 đầu tiên tại Việt Nam từ số 8 chiếc đã hợp đồng thuê dài hạn để khai thác thương mại, với số hiệu VN879. Như vậy, VNA sẽ là một trong số ít những hãng bay khai thác 2 trong số 3 dòng máy bay thân rộng 787 Dreamliner của nhà sản xuất Boeing và cũng thuộc một trong số ít hãng hàng không có khai thác thương mại kiểu 787-10.

Các đơn hàng đã thông báo khách hàng và các cam kết mua 787 đã đạt mức 237 chiếc trong năm bán hàng đầu tiên, với các đơn hàng chắc chắn đạt con số 677 vào thời điểm sơ diễn của 787 vào ngày 8 tháng 7 năm 2007 và lâu trước khi máy bay này đi vào hoạt động (EIS).Điều này khiến cho chiếc Boeing 787 là loại máy bay thân rộng được tiêu thụ nhanh nhất từ trước đến nay trước khi đi vào sử dụng. Cập nhật mới nhất tính đến tháng 7 năm 2019 là số đơn đặt hàng đã lên đến 1.462 chiếc.

Triển khai dự án

Việc thay thế cho dự án Sonic Cruiser đã được mệnh danh là 7E7 (với một tên mã triển khai Y2.) Chữ “E” được người ta cho rằng viết tắt của nhiều thứ khác nhau, tùy theo người xem. Đối với vài người, nó là viết tắt của chữ “hiệu quả” (efficiency), đối với người khác thì nó là “thân thiện với môi trường” (environmentally friendly). Tóm lại, Boeing tuyên bố nó chỉ là viết tắt của “Tám” (Eight), sau khi máy bay này cuối cùng đã được đặt tên lại là “787”.

Máy bay 787 sử dụng công nghệ như công nghệ đã đề xuất cho Sonic Cruiser bằng một cấu hình thông thường hơn. Boeing tuyên bố chiếc 787 sẽ tiết kiệm ít nhất 20% nhiên liệu hơn các máy bay cạnh tranh hiện hữu. 1/3 hiệu suất thu được là do động cơ mang lại, 1/3 nữa từ những cải tiến khí động lực và việc gia tăng sử dụng các vật liệu composite nhẹ hơn và 1/3 cuối cùng mang đến việc tăng hiệu suất nhiên liệu là các hệ thống tiên tiến. Nhân tố đóng góp đáng kể nhất cho hiệu suất là kiến trúc điện thay thế bleed air và sức thủy lực bằng các máy nén và bơm chạy điện. Công nghệ từ Sonic Cruiser và 787 sẽ được sử dụng như một phần của dự án Boeing thay thể cả dây chuyền sản phẩm máy bay, một nỗ lực được gọi là Yellowstone Project (mà 787 là giai đoạn 1 của nó).

Một chiếc B787 trong xưởng lắp rắp của Boeing (Ảnh: Seattle Times).

Boeing đã lựa chọn hai loại động cơ là General Electric GEnx và Rolls-Royce Trent 1000, để đẩy chiếc Boeing 787, cả hai đều được lắp đặt ở trong vỏ động cơ.  Lần đầu tiên trong lịch sử hàng không thương mại, cả hai loại động cơ sẽ có một giao diện tiêu chuẩn với máy bay này, cho phép 787 có thể đồng thời hợp với một động cơ GE hoặc Rolls-Royce. Tính có thể thay thế lẫn nhau của động cơ khiến cho 787 là một tài sản linh hoạt hơn cho các hãng hàng không, cho phép các hãng có thể thay đổi dễ dàng từ một nhà sản xuất động cơ này sang nhà sản xuất động cơ khác nếu cần. Thị trường động cơ cho 787 ước tính sẽ có trị giá 40 tỷ USD trong 25 năm tới. Động cơ ban đầu cho ba loại biến thể hiện nay của 787 là Rolls-Royce Trent 1000.

Theo: Internet

Nguyen Mai Huong-COMM

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.