“Tranh nhau” đi Vũ Hán

TVT Lê Dũng 45 chia sẻ, để có được một suất đi chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước từ Vũ Hán, ngay khi có thông tin từ Tổng công ty, anh đã phải nhanh tay đăng ký.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

alt text
TVT Lê Dũng chuẩn bị trước chuyến bay. (Ảnh: VNA).

Chuyện tưởng như đùa này lại hoàn toàn có thật ở Vietnam Airlines. Chia sẻ với PV, Tiếp viên trưởng Lê Dũng nói để có được một suất đi chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước từ Vũ Hán, ngay khi có thông tin từ Tổng công ty, anh đã phải nhanh tay đăng ký.

“Có rất nhiều người xung phong đi. Một nữ đồng nghiệp của tôi có con học bên đó tha thiết được đi chuyến này. Tuy nhiên, quan điểm của TCT là chỉ chọn tiếp viên nam, có kinh nghiệm bay lâu năm, có khả năng nói tiếng Trung Quốc”, anh Dũng chia sẻ. 

Cũng theo anh Dũng, đi như thế này, bản thân anh không dám nói với bố mẹ vì sợ mọi người lo, không yên tâm để anh đi. Người duy nhất biết anh có mặt trên chuyến đi này là vợ của anh. 

“Vợ tôi lo, bản thân tôi nói không lo cũng không đúng. Nhưng tôi biết mình cần phải đi. Tôi muốn đi. Cảm giác khi gặp người Việt mình và đưa họ về rất khó tả, vừa vui, vừa tự hào vì được làm gì đó cho họ”, anh Dũng kể lại. 

alt text
Ngay khi có thông tin từ TCT sẽ có chuyến bay đi Vũ Hán, TVT Lê Dũng đã phải nhanh tay đăng ký. (Ảnh: VNA).

Nói về phục vụ trên chuyến bay, theo anh Dũng, mọi thứ đều đã được chuẩn bị hết sức kỹ càng cho các phương án hành khách bình thường thì thế nào, có hành khách sốt thì làm sao, cách ly như thế nào trên máy bay. Nhiệm vụ của từng người được bàn và giao hết sức cụ thể. Thành viên tổ bay mỗi người một việc như kiểm tra trang thiết bị, đón khách, phát trang phục phòng dịch cho khách. Các bác sĩ đi theo tàu thì kiểm tra sức khỏe cho hành khách tại chân máy bay. 

“Thậm chí chúng tôi đã chuẩn bị một khu vực đỡ đẻ trên máy bay khi được biết có một nữ hành khách đang mang bầu 36 tháng. Đi cùng chúng tôi có một bác sĩ ở viện Phụ sản. Tuy nhiên, mỗi tiếp viên ngay từ khi học cơ bản cũng đã được học cách đỡ đẻ và cắt nhau thai. Rất may, đến khi hạ cánh tại Vân Đồn thì mọi việc vẫn ổn. Chúng tôi đã không có một ca đỡ đẻ trên chuyến bay đặc biệt này”, anh Dũng nói.

Kể về bộ đồ bảo hộ không khác gì phi hành gia, anh Dũng nói: Tất cả mọi người đi chuyến bay đó đều được trang bị đồ bảo hộ theo chuẩn của Bộ Y tế. Ngay cả phi công dù không rời buồng lái, không tiếp xúc hành khách thì cũng phải mặc như những người khác. 

Trên chuyến bay, mọi thứ đều được tối giản hết mức để đảm bảo vệ sinh phòng dịch. Mỗi khách về chỉ được phát một chai nước. 

Bản thân phi hành đoàn thậm chí hạn chế uống nước và đóng bỉm để không phải đi vệ sinh. Trong bộ đồ bảo hộ y tế rất dày, việc đi lại trên máy bay của tiếp viên cũng không được thuận tiện. 

alt text
Trên chuyến bay, mọi thứ đều được tối giản hết mức để đảm bảo vệ sinh phòng dịch. (Ảnh: VNA).

“Nhiều giờ đồng hồ liền không ăn, không uống, không đi vệ sinh nhưng khi máy bay hạ cánh thì tất cả mọi người đều khoẻ mạnh. Chúng tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, như thế là vui nhất”, anh Dũng nói cho biết chuyến bay này là kỷ niệm đặc biệt thứ 2 của sau chuyến đi Nhật đón hành khách người Việt về sau thảm hoạ động đất và sóng thần xảy ra ở Nhật Bản năm 2011. 

Nhiều giờ đồng hồ liền không ăn, không uống, không đi vệ sinh nhưng khi máy bay hạ cánh thì tất cả mọi người đều khoẻ mạnh. Chúng tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, như thế là vui nhất”, anh Dũng nói cho biết chuyến bay này là kỷ niệm đặc biệt thứ 2 của sau chuyến đi Nhật đón hành khách người Việt về sau thảm hoạ động đất và sóng thần xảy ra ở Nhật Bản năm 2011. 

CTV Thanh Bình

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.