“Miễn sao xác định đúng đường đi và kiên trì thì bản thân sẽ đạt được đích đến”

Niềm đam mê trong công việc dường như ai cũng có nhưng để có thể duy trì thì lại không dễ dàng một chút nào. Tuy nhiên, với anh Trần Lâm Quân – Chuyên viên phòng Giải pháp, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng, câu nói tưởng chừng có phần ngắn gọn “Hãy làm việc” lại chính là “khẩu quyết” mang tới nguồn năng lượng tích cực mỗi ngày.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nơi ghi dấu 1/3 cuộc đời

Một buổi chiều muộn ngày thứ sáu năm 2016, một cuộc họp được tổ chức đột xuất giữa Trung tâm Điều hành Khai thác, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng, Ban Dịch vụ Hành khách với sự điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc. Là một thành viên có mặt trong cuộc họp “khẩn”, anh Trần Lâm Quân vẫn nhớ như in bầu không khí có phần căng thẳng, quyết liệt nhưng là yếu tố cần thiết để trở thành điểm khởi đầu cho một sự chuyển mình ấn tượng.

“Tổng giám đốc Dương Trí Thành gọi các đơn vị lên giao chuyên đề nhiệm vụ về chỉ số bay đúng giờ (OTP). Nhiệm vụ bao gồm đo, so sánh, đánh giá thời gian Ground handling (Khai thác mặt đất), đưa ra các giải pháp cải thiện Turnaround. Kết thúc chiến dịch ấy là một hội nghị về chuyên đề OTP với các giải pháp được đưa ra, từ đó, chỉ số OTP của VNA được cải thiện. Đây chính là khác biệt đáng kể của VNA với đối thủ khác.”, anh Quân nhớ lại.

alt text
“Nguồn động lực đến từ mỗi ngày đi làm, mỗi tối về nhà, nhìn các ô cửa sáng đèn, vào các cuộc trao đổi công việc bất kể sáng tối” (Ảnh: Hoàng Quy)

Với người đàn ông đã gắn bó với VNA trong 2 thập kỷ, đại gia đình này vẫn luôn duy trì được sự nổi trội ở tính minh bạch, rõ ràng so với những ngành nghề mà anh được tiếp xúc. “Nguồn động lực đến từ mỗi ngày đi làm, mỗi tối về nhà, nhìn các ô cửa sáng đèn, vào các cuộc trao đổi công việc bất kể sáng tối, thậm chí ngày nghỉ với các anh chị em ở Trung tâm cũng như ở các đơn vị trong VNA. Tôi thấy rõ ràng tính chuyên nghiệp, say mê công việc của CBNV VNA. Đây chính là động lực thúc đẩy cá nhân tôi thấy cần phải xứng đáng hơn nữa khi là một thành viên của VNA.”

Nỗ lực ứng dụng công nghệ nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ

Trong môi trường cạnh tranh “giành giật từng hành khách”, một trong những công việc của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng là áp dụng các kỹ thuật về máy học (Machine Learning), trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence) trong công tác dự báo để tạo thêm một góc nhìn, một công cụ tham khảo vào quá trình hỗ trợ ra quyết định của TCT.

“Trong 20 năm làm việc, đặc biệt từ đại dịch, trong môi trường của VNA nói chung, cũng như TTNC nói riêng, tôi cảm nhận khá rõ tính kiên định từ lãnh đạo đến nhân viên, từ việc thực hiện đúng deadline các công việc mà TCT giao, năng nổ liên hệ các đơn vị để giới thiệu ứng dụng,… tất cả không đơn thuần chỉ là những người đồng nghiệp, mà trở thành những người đồng hành, kiên định, chung chí hướng để VNA vượt khó khăn, quay trở lại thời điểm như  những năm 2018, 2019.”

alt text
Một trong những công việc của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng là áp dụng các kỹ thuật, công nghệ để hỗ trợ quá trình ra quyết định của TCT (Ảnh: NVCC)

Tại thời điểm mà công nghệ đang xuất hiện trong mọi mặt của đời sống, ngay như một phương tiện vận tải phổ biến như taxi truyền thống cũng đang dần bị thay thế bởi taxi công nghệ. Đó chính là thử thách không nhỏ đòi hỏi sự thay đổi của Hãng hàng không quốc gia trong chất lượng dịch vụ.

Một trong những “điểm nóng” mà Trần Lâm Quân “phân vân” và mong muốn giải quyết triệt để từ lâu chính là hình thức đặt chỗ – mua vé qua tổng đài truyền thống 19001100. Vào thời gian cao điểm, các tổng đài viên đều bận nên khách hàng thường sẽ gặp phải 2 trường hợp nhận thông báo khách đợi, cho đến khi available (2 lần) hoặc gọi lại sau. Ngoài ra, thời gian từ lúc đặt chỗ đến khi được xác nhận thường từ 1-2 tiếng. Việc để khách đợi lâu có thể dẫn đến ảnh hưởng tới thương hiệu, tránh việc so sánh giá với các hãng đối thủ.  

“Nếu áp dụng các công nghệ tự động như Speech to Text (chuyển giọng nói thành text) và Text to Speech (chuyển text thành giọng nói), thay vì “quý khách vui lòng đợi hoặc gọi lại sau”, VNA có thể xem xét áp dụng Speech to Text để lấy các thông tin cơ bản, như: hành trình 1 chiều/khứ hồi/nhiều chặng, điểm đi – điểm đến, thời gian đi – đến, lượng khách đi, thông tin liên lạc … Sau đó, kỹ thuật này sinh câu lệnh (SQL) truy xuất vào hệ thống để đặt chỗ, kết quả/phản hồi cho khách luôn, tiết kiệm thời gian cho khách và hãng.”

Bên cạnh đó, với kỹ thuật Text to Speech, khi thay đổi lịch bay, VNA có thể thông báo với khách bằng giọng nói (qua điện thoại, giọng tự nhiên như người nói) bên cạnh việc thông báo bằng SMS. Điều này giúp giảm thiểu các trường hợp khách vô tình bỏ lỡ không đọc SMS.

alt text
“Hạnh phúc đơn giản là con đường đi, khó khăn là các khúc quanh trên con đường, miễn sao xác định đúng đường đi và kiên trì thì bản thân sẽ đạt được đích đến.” (Ảnh: Hoàng Quy)

Với anh Trần Lâm Quân, hạnh phúc đơn giản là con đường đi, khó khăn là các khúc quanh trên con đường, miễn sao xác định đúng đường đi và kiên trì thì bản thân sẽ đạt được đích đến. Và anh đang tận hưởng niềm hạnh phúc của bản thân mỗi ngày thông qua việc khai thác sâu đam mê về khai phá cơ sở dữ liệu, lập trình, học máy và trí tuệ nhân tạo trong chuyên môn Công nghệ Thông tin để cống hiến cho VNA, nơi không chỉ ghi dấu trong 1/3 cuộc đời mà còn là tương lai của anh.

Vu Hoang Quy – COMM

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.