Nỗ lực “Vietnamese môn vận chuyển hàng trên khoang khách”
– – – – – – – –
Chào anh Thế! Cảm xúc của anh thế nào khi được vinh danh là một những CBNV tiêu biểu trong giai đoạn Covid-19 vừa qua? Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với anh?
Như theo lời của PCVP TCT chia sẻ, trong 20.000 CBNV chọn ra 100 người xuất sắc xong chọn ra 40 người tiêu biểu, vì vậy có mặt trong 40 CBNV này, tôi thật tự hào.
Gia nhập VNA từ năm 2003 và làm việc tại A76 (hiện là VAECO). Hiện tại tôi là Phó Trưởng phòng Phòng Kỹ thuật nội thất máy bay, Ban KT. 17 năm gắn bó với VNA, đối với cá nhân tôi, việc được vinh danh là CBNV tiêu biểu mang ý nghĩa quan trọng, đó là sự ghi nhận của TCT đối với tập thể Ban KT mà mình là người đại diện. Tôi thấy thật may mắn được lãnh đạo tin tưởng, giao nhiệm vụ.
Chắc hẳn anh chưa thể quên những công việc, những nỗ lực mà mình đã làm trong suốt những tháng qua để có kết quả tuyệt vời ngày hôm nay?
Chắc chắn tôi không thể quên được giai đoạn đó, trong suốt quãng đời mình gắn bó với hàng không thì đây là những tháng ngày thật đặc biệt theo nhiều nghĩa.
Bắt đầu từ khi ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề nhất (tháng 3/2020), các chuyến bay chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tôi không được tham gia vào bộ phận quản trị doanh thu/chi phí nhưng biết chắc là VNA sẽ bị lỗ nặng khi tưởng tượng máy bay thân rộng, hiện đại Boeing 787 và Airbus A350 một ngày trả tiền thuê 40.000 USD cho mỗi chiếc. Khi lãnh đạo TCT giao nhiệm vụ nghiên cứu phương án chở hàng trên khoang khách, tôi bắt tay ngay vào việc không kể ngày đêm hay ngày nghỉ, ngày lễ. Mà hồi đó ai đứng vào vị trí của tôi chắc cũng làm như vậy, bởi lãnh đạo TCT họp giao ban lúc 7h45 hàng ngày nên ngày nào cũng phải ôn bài và trả lời phỏng vấn.
Việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật, thủ tục hồ sơ… xin phê chuẩn của nhà chức trách để vận chuyển hàng hóa trên khoang khách đã góp phần không nhỏ tạo ra những kỳ tích cho VNA. Vậy anh hãy chia sẻ một chút về điều này?
Khi cả ngành hàng không gần như nghỉ đông, nhu cầu chở hàng là hiện hữu để giữ mạch máu kinh tế, nhiệm vụ phải làm sao đưa được hàng hóa lên cabin. Ưu tiên hàng đầu là An toàn, không còn cách nào khác phải dựa vào nhà sản xuất máy bay Boeing, Airbus, tuy nhiên hồi đó họ cũng loay hoay và bối rối lắm.
Lãnh đạo TCT giao nhiệm vụ cho tôi cùng các đơn vị liên quan phải “Vietnamese môn này”, không còn cách nào khác phải diễn tập thực tế. Qua thực tế làm việc như thế này chúng tôi mới càng hiểu, tất cả anh chị em VNA đồng lòng như thế nào trong thời gian đó, chỉ trong một đêm chúng tôi chuẩn bị xong toàn bộ trang thiết bị cùng máy bay để diễn tập chở hàng trên khoang khách. Tôi vẫn nhớ như in từng khoảnh khắc tất bật, khẩn trương nhưng theo đúng quy trình chuẩn hoá: TTHH chuẩn bị hàng hóa thật và lưới, VIAGS chuẩn bị xe thang và người, VAECO chuẩn bị máy bay. Đúng 8h30 sáng ngày… toàn bộ đại diện các đơn vị đã có mặt tại Nội Bài để diễn tập.
Sau khi diễn tập xong, chúng tôi tổ chức họp ngay để rút kinh nghiệm và phân công nhiệm vụ hoàn thiện các quy trình, thủ tục mà Ban ATCL chủ trì.
– TT ĐHKT: Chuẩn bị tài liệu khai thác
– ĐTV: Chuẩn bị tài liệu quy trình TV
– ĐB: Chuẩn bị tài liệu bay
– Ban KT cùng VAECO chuẩn bị tài liệu phương án kỹ thuật
– Ban ATCL chủ trì xây dựng bảng nhận diện sự thay đổi
Nhóm group viber “ting ting” cả ngày lẫn đêm
Khi VNA nộp hồ sơ lên Cục Hàng không thì hôm sau IOSA ( IATA Operational Safety Audit ) đưa ra 15 khuyến cáo về việc chở hàng trên cabin khi đó VNA đáp ứng 100% 13 điểm, còn 2 điểm chỉ chỉnh sửa chút quy trình, vì vậy Cục Hàng không ký phê chuẩn ngay cho VNA. Giờ phút đó chúng tôi thật sự tự hào và hạnh phúc khi đã góp phần mang đến những chuyến bay thông thương, mang đến doanh thu cho VNA trong giai đoạn hàng không “nghỉ đông”.
Vậy theo anh, điều gì khiến những thành viên tham gia nhiệm vụ quan trọng này lại có thể “chạy nước rút” một cách ngoạn mục như vậy?
Các thành viên tổ Task force cũng như tôi, trước tiên thấy tự hào vì được TCT tin tưởng giao nhiệm vụ, mỗi người đều thấy tầm quan trọng của nhiệm vụ nên tập trung, dốc sức cho chiến dịch, bên cạnh đó là sự đôn đốc từng giờ, từng ngày của lãnh đạo. Tôi nghĩ khi cả hệ thống đều quyết tâm, đồng lòng thì việc gì cũng làm được.
Song song với việc tham gia công việc chuẩn bị chở hàng trên khoang khách, anh cũng đã đàm phán với các đối tác cung cấp dịch vụ để giảm chi phí cho TCT. Đây cũng là một nhiệm vụ khó khăn?
Có thể nói nhiệm vụ này rất đặc thù, đầu tiên phải dãn được hạn thanh toán vì TCT đang gặp khó khăn về dòng tiền, tiếp theo phải giảm được giá dịch vụ để TCT có khả năng chi trả. Khi đi đàm phán tôi nói y hệt như vậy. Tất nhiên là khi đó thật sự chúng ta rất khó khăn và đối tác cũng thấy và hiểu điều đó. Việc đàm phán tôi thực hiện theo tầng lớp khác nhau: cấp Phòng, chuyên viên phụ trách, cấp Ban và cấp TCT nên từng bước cũng đạt được kết quả, phần nào đã chia sẻ được với TCT trong giai đoạn khó khăn.
17 năm gắn bó và những điều đặc biệt
– – – – – – – –
Việc trải qua khoảng thời gian khó khăn có thể nói chưa bao giờ xảy ra đối với VNA đã khiến anh có những thay đổi như thế nào?
Đó là những thay đổi về thói quen hàng ngày, bắt đầu từ việc họp trực tuyến. Thêm nữa chính là những việc nhỏ nhất như tự mang cơm đi ăn bữa trưa hay những thói quen sinh hoạt, làm việc khác mà chúng ta đều đã trải qua trong những tháng đầu năm.
Có kỷ niệm đặc biệt nào trong suốt quá trình làm việc trong giai đoạn vừa rồi mà anh muốn chia sẻ cùng anh chị em?
Có lẽ kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi trong giai đoạn vừa rồi là giao thông. Bình thường hàng ngày đi làm nhanh cũng mất 50 phút, tuy nhiên giai đoạn Covid-19 đi làm mất 30 phút, đường vắng hơn là ngày mồng 1 Tết. Tôi thấy hình như tất cả đang đi chậm.
Suốt những năm gắn bó với VNA điều gì khiến anh ấn tượng nhất?
Với tôi, ấn tượng nhất là năm 2015, khi VNA cùng lúc đưa vào khai thác cả 2 loại máy bay hiện đại Airbus A350 và Boeing 787. Chúng tôi, những người thợ kỹ thuật thật sự rất tự hào khi góp một phần nhỏ bé vào việc khai thác thành công hai dòng máy bay này tại VNA.
Vâng, hy vọng rằng với sự nỗ lực, đồng lòng của tất cả VNAer, chúng ta sẽ thành công trong giai đoạn phục hồi. Và để gửi tới các anh chị em đồng nghiệp một lời nhắn nhủ, anh sẽ nói gì?
Mình muốn nhắn nhủ với các đồng nghiệp hãy vững tin và học cách thích nghi để tồn tại.
Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của anh và chúc anh luôn giữ vững tinh thần của một “Chiến binh Sen Vàng” để cùng VNA vươn cao hơn nữa!