Tình cờ đến với VNA, đến với nghề phi công trong lúc đang học đại học tại Tp.HCM, chàng sinh viên Đỗ Văn Thức qua một lần đọc báo Thanh niên thấy VNA tuyển dụng phi công cơ bản nên nộp đơn thi thử và may mắn trúng tuyển. Từ đó, VNA chính là nơi giúp chàng sinh viên khi ấy thực hiện ước mơ được trở thành phi công. Và đó cũng là lý do để phi công Đỗ Văn Thức, Giáo viên – Cơ trưởng A321, Phó đội trưởng Đội bay A321 phía Nam gắn bó với VNA trong suốt 13 năm qua.
Phi công Đỗ Văn Thức, Giáo viên – Cơ trưởng A321, Phó đội trưởng Đội bay A321 phía Nam. (Ảnh: NVCC).
Trải qua 13 năm với những chú chim sắt màu xanh, gắn với hàng nghìn chuyến bay và hàng triệu hành khách, phi công Đỗ Văn Thức cũng đã không ít lần được chứng kiến những dấu mốc quan trọng của VNA, từ đội bay thế hệ mới hiện đại, đến hình ảnh bộ đồng phục mới, cho đến dấu ấn 4 sao đầu tiên… và năm nay là lần thứ 4 liên tiếp. Anh nói rằng, “Là người của TCT, khi TCT đạt được những thành công thì đó cũng là niềm hạnh phúc và là niềm tự hào không chỉ riêng tôi mà đó là của cả tập thể nhân viên của cả VNA”.
Đối với anh, trong dấu ấn 4 sao, điều mà VNA đã làm được và tiên phong chính là đi đầu trong việc thay đổi công nghệ, nâng cấp dịch vụ theo thị trường, ví dụ từ vé giấy sang vé giấy sang vé điện tử, check-in online, suất ăn luôn thay đổi đa dạng, ghế, thiết bị giải trí… Và điều anh ấn tượng nhất đó là chúng ta đã đưa trái cây nổi tiếng của vùng miền lên máy bay, một phần giúp nông dân quảng bá sản phẩm, một phần đó là niềm tự hào của đất nước.
Anh cho rằng, hiện tại dịch vụ 4 sao của VNA tương đối tốt, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa và phấn đấu đạt 5 sao trong tương lai. Bởi việc nâng cấp chất lượng dịch vụ luôn diễn ra không ngừng.
Hành trình 4 sao của VNA đã bước qua năm thứ 4 liên tiếp, bên cạnh sự tự hào luôn có sự khác biệt sau mỗi năm, bởi với người phi công “Sau mỗi năm chúng tôi phải phải nỗ lực rèn luyện, nâng cao tay nghề, trao đổi đúc kết ngững bài học kinh nghiệm, tuyệt đối không để lặp lại những vấn đề đã xảy ra, luôn đặt mỗi chuyến bay theo tiêu chí: an toàn, đúng giờ, sự hài lòng của khách và tiết kiệm”.
Trong suốt những năm gắn bó với những chuyến bay cùng VNA, Capt Thức nhớ mãi chuyến đặc biệt từ Narita về Tp. HCM. Anh kể: “Do có cơn bão tại Việt Nam nên máy bay bị hoãn cất cánh, khi qua tới Nhật thì thời gian chuẩn bị rất ngắn, còn khoảng 40 phút để vệ sinh, nạp dầu boarding lăn ra đường băng và cất cánh. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy cảm giác chạy đua với thời gian là như thế nào, nhờ tất cả các bộ phận tập trung hỗ trợ, chuyến bay rời đất đúng giờ sân bay đóng cửa, tránh thiệt hại cho hãng và có thể đưa hành khách về với gia đình”.
Phi công Đỗ Văn Thức và các đồng nghiệp ấn tượng về sự thay đổi công nghệ và nâng cấp dịch vụ của VNA. (Ảnh: NVCC).
Để tiếp tục hoàn thiện dịch vụ 4 sao và hướng tới 5 sao trong thời gian tới, phi công Đỗ Văn Thức chia sẻ rằng, chúng ta cần xây dựng tính chuyên nghiệp của từng cá nhân. Còn đối với phi công nói riêng, đó là “Nâng cao chất lượng đào tạo cho phi công cơ bản, phối hợp các đơn vị để chuyến bay khởi hành đúng giờ, nâng cao hình ảnh phi công của VNA ngang tầm khu vực và thế giới”. Bên cạnh đó, người phi công 13 năm gắn bó với những cánh bay cũng không quên chia sẻ đến toàn thể đồng nghiệp rằng: “Luôn luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện bản thân hơn nữa để giữ vững 4 sao cho hãng cũng như 4 sao cho bản thân chúng ta, mục tiêu là 5 sao.