Ban Kỹ thuật – Khi những kỹ sư không chỉ đơn thuần làm kỹ thuật

Với chức năng nhiệm vụ là thay mặt TCT quản lý kỹ thuật đội tàu bay của TCT, Chủ trì về mặt kỹ thuật các dự án tiếp nhận bàn giao tàu bay thuê/mua, xây dựng chương trình bảo dưỡng và lên kế hoạch bảo dưỡng cho toàn bộ đội tàu bay, phối hợp với các nhà cung cấp bảo dưỡng bảo đảm khả phi cho đội tàu bay của VNA.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tân Sơn Nhất, một buổi chiều tháng năm oi bức,  những cơn mưa rào ập đến bất chợt kèm theo rông bão nhấn sân bay chìm trong màu nước trắng xóa. Ở một góc tối của hangar số 4, khi mà hệ thống điện đã cắt để đảm bảo an toàn trong tình trạng sân bay đang bị ngập nước, một nhóm kỹ sư Ban Kỹ thuật vẫn đang miệt mài làm việc miệt mài trong điều kiện khó khăn để đảm bảo Chiếc tàu bay B777 VN-A150 bàn giao trả đúng hạn sau 12 năm VNA thuê khai thác.

alt text
alt text
alt text
alt text
alt text

Ban KT có nhiều hoạt động tập thể giúp gắn kết và giải trí cho CBNV (Ảnh: Ban KT).

Với nỗ lực suốt 6 tháng liên tục của Đoàn công tác, VN-A150 đã được thực hiện bảo dưỡng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của đối tác với chi phí kỹ thuật rất thấp, bàn giao cho đối tác đúng thời hạn. Đó là một trong những hình ảnh thường thấy của những con người thầm lặng đóng góp cho sự thành công chung của VNA.

Các thành viên Ban Kỹ thuật. (Ảnh: Vũ Tuấn).

Với chức năng nhiệm vụ là thay mặt TCT quản lý kỹ thuật đội tàu bay của TCT, Chủ trì về mặt kỹ thuật các dự án tiếp nhận bàn giao tàu bay thuê/mua, xây dựng chương trình bảo dưỡng và lên kế hoạch bảo dưỡng cho toàn bộ đội tàu bay, phối hợp với các nhà cung cấp bảo dưỡng bảo đảm khả phi cho đội tàu bay của VNA.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ban giàu kinh nghiệm trải đều ở các độ tuổi và đều trải qua rất nhiều khóa đào tạo với các chứng chỉ tương ứng để đáp ứng được tính chất làm việc với chuyên môn đặc thù và môi trường làm việc áp lực cao của đơn vị. Tuy phần đa CBCNV trong Ban là Nam giới nhưng môi trường làm việc của Ban lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười bởi sự xuất hiện của các chị em mì chính cánh được bao bọc bởi vòng vây của các chàng kỹ sư dí dỏm.

Với số lượng xấp xỉ bảy mươi người với slogan “One goal, one spirit, succeeds together” mọi thành viên trong Ban đều nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu được Ban lãnh đạo TCT giao. Cơ cấu tổ chức của Ban được chia thành 6 phòng với chức năng nhiệm vụ riêng biệt: Phòng Kỹ thuật máy bay, Phòng kế hoạch bảo dưỡng & kiểm soát hoạt động kỹ thuật, Phòng Chương trình bảo dưỡng & hợp đồng, Phòng Kỹ thuật nội thất, Phòng tổng hợp & kiểm soát tài liệu, phòng Độ tin cậy & bảo hành.

Kỹ thuật là công tác không ngừng nghỉ đối với ngành hàng không. (Ảnh: Vũ Tuấn).

Phòng Kỹ thuật máy bay

Với ý nghĩa đúng như tên gọi, Phòng KTMB phụ trách việc kiểm soát cấu hình kỹ thuật tàu bay, tổ chức đánh giá phát triển các dự án cải tiến hệ thống kỹ thuật, cải tiến các đặc tính của tàu bay, phối hợp với các đơn vị đưa ra các giải pháp kỹ thuật cho công tác bảo dưỡng tàu bay/thiết bị của VNA. Với trách nhiệm công việc đồ sộ, nhất là trong bối cảnh việc triển khai các công nghệ mới theo tinh thần của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các CBCNV của phòng đã và đang rành rất nhiều tâm huyết để nỗ lực trong quá trình đóng góp đưa VNA trở thành “digital airlines”.

Không khó để kế đến hàng loạt các dự án kỹ thuật lớn mà phòng đang chủ trì triển khai thực hiện và mang lại những hiệu quả không nhỏ trong quá trình kiểm soát các hoạt động bảo dưỡng kỹ thuật như: Triển khai sử dụng nền tảng Skywise, Triển khai đào tạo, sử dụng việc theo dõi sức khỏe tàu bay đối với các dòng tàu bay mới qua hệ thống Airman (Airbus), AHM (Boeing).

Phòng kế hoạch bảo dưỡng và kiểm soát hoạt động kỹ thuật

Nhắc đến phòng kiểm soát hoạt động bảo dưỡng hẳn không còn lạ đối với nhiều cơ quan đơn vị với cái tên thân thuộc phòng MOC. Phòng có trách nhiệm tổ chức kiểm soát theo dõi tình trạng kỹ thuật tàu bay để lập lịch bảo dưỡng trung và dài hạn cho đội tàu bay của VNA. Qua đó thông báo cho các đơn vị liên quan về tình trạng các tàu bay để lên kế hoạch khai thác. Phòng luôn bố trí 01 kỹ sư trực 24/24 tại trung tâm điều hành khai thác để phục vụ công tác khai thác hiệu quả các tàu bay VNA.

Với đặc thù công việc luôn luôn phải túc trực bất kể các ngày nghỉ lễ đảm bảo thông tin và có giải pháp kịp thời để tàu bay gặp sự cố có thể đưa vào khai thác, Các kỹ sư trực điều hành của phòng chịu rất nhiều áp lực từ nhiều đơn vị vì vậy mà trong đơn vị thường có câu vui rằng “trăm dâu đổ đầu MOC”. Vất vả là vậy ấy nhưng nụ cười lúc nào cũng rạng ngời trên khuôn mặt từ cán bộ đến chuyên viên trong phòng khi luôn được lãnh đạo cấp động viên thăm hỏi khích lệ.

Các bóng hồng của Ban Kỹ thuật. (Ảnh: Vũ Tuấn).

Phòng Chương trình bảo dưỡng và hợp đồng

Chức năng của phòng có hai mảng lớn như tên gọi đó là xây dựng chương trình bảo dưỡng cho toàn bộ đội tàu bay của VNA, chủ trì các hợp đồng bảo dưỡng tàu bay với các đối tác của VNA. Ngoài ra phòng có thêm một mảng rất lớn đó là chủ trì công tác kỹ thuật phục vụ bán/trả tàu bay cũ. Nghe đơn giản là vậy nhưng những kỹ sư của phòng phải đảm nhận rất nhiều các nhiệm vụ cùng lúc dưới áp lực lớn từ ban lãnh đạo TCT về thời hạn hoàn thành bàn giao, bán/trả tàu bay đúng hạn với chi phí bỏ ra tối thiểu cho đối tác.

Với quân số 12 người, thế nhưng số người thường trực ở TCT chỉ khoảng 4-5 người do những thành viên còn lại thường xuyên phải tham gia các dự án bán trả tàu ở các cơ sở bảo dưỡng tàu bay trong thời gian dài dưới áp lực tiến độ cao từ phía đối tác và ban lãnh đạo. Có những kỹ sư đã làm việc ở phòng 5 năm nhưng đến 3 năm phải ăn tết xa nhà để đáp ứng tiến độ hoàn thành công việc.

Khó khăn vất vả là vậy nhưng anh/em cũng thường xuyên động viên lẫn nhau và nhận được những sự quan tâm chia sẻ của lãnh đạo các cấp. Có thể điểm mặt một số dự án lớn mà phòng chủ trì thực hiện thành công nhận được đánh giá cao của Ban lãnh đạo TCT như: Chủ trì công tác kỹ thuật  Bán 04 tàu bay B777, trả các tàu bay B777, A330, A321, bán các tàu bay Forker, các tàu bay ATR 72.

Phòng Kỹ thuật nội thất

Một trong các phòng xương sống của Ban đóng vai trò xây dựng chất lượng dịch vụ của VNA thông qua việc đảm bảo bảo hoạt động và tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống giải trí, nội thất của  các tàu bay của VNA. Phòng đưa ra các phương án cải tiến cho hệ thống giải trí, nội thất tàu bay đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn của hãng hàng không 4 sao, hướng tới 5 sao.

Phòng chương trình độ tin cậy và bảo hành

Trách nhiệm chính của phòng là đảm nhận công tác Theo dõi, kiểm soát, phân tích các chỉ số Độ tin cậy để đánh giá các xu hướng, diễn biến, đưa ra các cảnh báo hoặc yêu cầu khắc phục nhằm duy trì tình trạng độ tin cậy luôn trong giới hạn an toàn và hiệu quả của toàn bộ đội tàu bay, thiết bị tàu bay của VNA. Ngoài ra một nhiệm vụ lớn khác của phòng đó là hỗ trợ công tác đòi bảo hành của VNA đối với thân, cánh, càng, động cơ của tàu bay.

Phòng tổng hợp và kiểm soát tài liệu sở hữu nhiều nữ nhân viên nhất Ban Kỹ thuật! (Ảnh: Vũ Tuấn).

Phòng tổng hợp và kiểm soát tài liệu

Là một phòng đậm chất hành chính, phòng tổng hợp và kiểm soát tài liệu là phòng có nhiều nữ nhân viên nhất trong Ban KT. Với 8 người trong đó có 7 nữ, phòng quản lí toàn bộ thư viện tài liệu Kỹ thuật tàu bay, chủ trì công tác xây dựng kế hoạch ngân sách của Ban, công tác thanh toán các chi phí kỹ thuật cho đối tác, phụ trách công tác hành chính của Ban.

Phòng là đầu mối phối hợp với các phòng khác xây dựng kế hoạch ngân sách bảo dưỡng cho toàn bộ đội tàu của VNA trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả để đạt được mục tiêu giảm chi phí bảo dưỡng cho đội tàu bay của VNA hàng năm.

Công tác phối hợp với các đơn vị khác

Ban Kỹ thuật phối hợp chặt chẽ với Ban QLVT trong công tác quản lí vật tư thiết bị của VNA, gửi các thiết bị đi bảo dưỡng tại các cơ sở bảo dưỡng nước ngoài. Hai đơn vị cũng phối hợp xây dựng các gói bảo dưỡng đáp ứng về tiêu chí kỹ thuật và giá cả đối với các thiết bị của VNA nhằm giảm thiểu chi phí bảo dưỡng đối với thiết bị/vật tư.

Bên cạnh đó, VAECO một đối tác cung cấp dịch vụ bảo dưỡng lớn nhất của VNA cũng phối hợp với Ban KT để đảm bảo khả phi cho đội tàu bay của VNA, phục vụ bảo dưỡng/sửa chữa các tàu bay khi ở ngoài căn cứ, đưa ra các giải pháp kỹ thuật cải tiến công tác bảo dưỡng. Ngoài ra Ban KT cũng phối hợp với các Cơ quan đơn vị khác trong TCT để cung cấp thông tin tình trạng kỹ thuật đội tàu bay của VNA và phụ trách mảng kỹ thuật trong các dự án lớn của VNA.

Ban Kỹ thuật chinh phục đỉnh Fansipan. (Ảnh: Ban Kỹ thuật).

CTV TTNB 

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.