Từ bước ngoặt lớn trong quá trình học tập
Tuy bắt đầu quá trình học tập từ Đại học Kiến trúc TP.HCM, cô nàng Mạch Khanh đã nghe theo tiếng gọi đam mê để hướng tới con đường phi công đầy những thử thách và khó khăn.
Trải qua những năm học đầu tiên của môi trường đại học, lúc đó Khanh cảm thấy thực sự mơ hồ về tương lai của mình, bản thân Khanh luôn băn khoăn tự hỏi về việc “Đây có phải ngành nghề mình thích không”.
“Ngành nghề của mình cần sự sáng tạo và biến đổi không ngừng nhưng bản thân mình cảm thấy không có sự liên kết giữa mình và công việc đó. Deadline chồng chất deadline, mình cảm thấy thật mệt moỉ trong chính lựa chọn của mình và dường như cảm hứng dành cho ngành đó mất dần. Đó cũng là thời gian mình nghĩ tới việc theo đuổi ngành phi công – ước mơ luôn quanh quẩn trong tâm trí em lúc còn nhỏ”, cô bé chia sẻ.
Chia sẻ về quyết định này, Khanh cảm thấy đây là quyết định vô cùng đúng đắn, nó đã thay đổi định hướng và cách suy nghĩ của nữ học viên phi công trẻ tuổi. “Mình chưa bao giờ cảm thấy hối hận khi lựa chọn nghề phi công – công việc đem lại những trải nghiệm thật khác biệt với bản thân mình.”
Một số tiền không hề nhỏ, và một tương lai khó định trước với người trẻ tuổi như Mạch Khanh. Với nữ học viên, phi công không phải công việc tràn đầy những hào nhoáng bên ngoài mà trong đó là những chông gai và thử thách không hề nhỏ.
Ước mơ về những cánh bay của nữ học viên phi công
Với mơ ước được đứng trong hàng ngũ phi công, Mạch Khanh cũng lên mạng tìm kiếm thông tin về về trường học cũng như những điều cần đáp ứng khác. Trong thời gian thực tập, Khanh đã đăng ký học lớp ACCP8. Đó là lớp học thử ATP (khóa huấn luyện lý thuyết phi công cơ bản trước khi du học nước ngoài) với 7 môn trong khoảng 2-3 bài để giúp bạn biết được những khái niệm và điều cần học sau này, xem bản thân có thực sự phù hợp với phi công hay không.
Sau khi hoàn thành khóa học kiến thức phi công cơ bản ở Việt Nam, Khanh sang Mỹ du học ở trường Đại học Aviator. Ở bên đây, Mạch Khanh sẽ cần học 3 bằng là: Phi công tư nhân, Bằng bay thiết bị và phi công thương mại.
có thể nói vị trí của chị em phụ nữ trong ngành hàng không nói riêng và xã hội nói chung ngày càng được thể hiện một cách rõ ràng, mạnh mẽ (Ảnh: NVCC).
Về ngành nghề phi công, Khanh chia sẻ:“Có lẽ khó khăn lớn nhất đối với em là vấn đề tài chính, nhiều khi em cảm thấy mọi người trong gia đình đang đặt rất nhiều kì vọng vào em, chính điều đó lại càng thúc đẩy em học tập thật tốt để không phụ sự vất vả của mọi người.”
Phi công vốn là ngành đòi hỏi thể trạng và tâm lý cực kì tốt, chính vì thế đây là ngành phù hợp hơn với nam giới. Tuy vậy Mạch Khanh rất tự tin vào bản thân mình dù là phái yếu. “Em không hề cảm thấy hối hận trước quyết định của mình. Em sẽ cố gắng hết mình và không bao giờ cho phép bản thân dễ dàng từ bỏ. Em hy vọng một ngày nào đó sẽ được “sải cánh” trên bầu trời như các chị nữ phi công đi trước. Đó là ước mơ mà hằng ngày em ấp ủ”.
Qua những chia sẻ của Mạch Khanh, có thể nói vị trí của chị em phụ nữ trong ngành hàng không nói riêng và xã hội nói chung ngày càng được thể hiện một cách rõ ràng, mạnh mẽ.
Cuối cùng, Mạch Khanh không quên gửi những lời chúc tới chị em phụ nữ “Ngày 08/03 sắp tới rồi, em xin chúc những chị em phụ nữ nói chung và những bông hồng của ngành hang không nói riêng một ngày 08/03 thật vui vẻ, mong rằng các chị sẽ có thật nhiều niềm vui, sức khỏe và hơn cả là thật xinh đẹp. Chúc các nữ học viên phi công nhưng mình sẽ không bao giờ bỏ cuộc và thật tự tin để thật “bay cao”… Hẹn gặp lại mọi người trên bầu trời!”
CTV Trường Sơn