[8/3] “Hãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường”

Với chị Phạm Lê Hồng Nhung – VIAGS, hạnh phúc nhất là khi được làm việc bản thân đam mê và tuyệt vời nhất là thời điểm tìm thấy tài sản thất lạc cho hành khách, mang lại niềm vui đến với mọi người.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hạnh phúc là được “cháy” đến tận cùng

Ai cũng đều có những ước mơ, hoài bão của riêng mình, có người sẵn sàng đánh đổi để đạt được, nhưng cũng không ít phải gạt bỏ niềm đam mê đó để lao vào vòng xoáy “cơm áo gạo tiền”.

alt text
Chị Phạm Lê Hồng Nhung – VIAGS. (Ảnh: NVCC)

Trong khoảng thời gian làm cộng tác viên cho đài truyền hình Vietnamnet và đài truyền hình Hà Nội, chị Hồng Nhung tình cờ có cơ hội được tiếp xúc với ngành hàng không thông qua những buổi phỏng vấn cho các bản tin thời sự.

Khi ấy, không hiểu vì lí do gì mà tôi bị thu hút bởi hình ảnh các chị tiếp viên mặc áo dài xanh phục vụ hành khách đi và đến sân bay. Tôi cảm thấy yêu mến hình ảnh đó và mong muốn được trở thành tiếp viên mặt đất cũng lớn dần từ ấy.

Và “ông trời” như hiểu lòng chị, không lâu sau, chị hay tin có cuộc tuyển chọn nhân viên khối mặt đất của VNA. Chẳng chút do dự, chị Hồng Nhung quyết định nộp hồ sơ ứng tuyển và ước mơ được khoác lên mình bộ áo dài xanh của chị đã thành hiện thực vào năm 2006.

Là kíp trưởng của nhóm xử lý điện văn Viags chi nhánh Nội Bài, công việc hàng ngày của chị Hồng Nhung là tìm kiếm hành lý thất lạc, tài sản bỏ quên cho khách hàng, báo cáo hành lý bất thường. Hàng ngày chị tiếp xúc và liên lạc với khách hàng thông qua 2 số điện thoại tổng đài và 1 điện thoại nội bộ 4 số.

Khó khăn của tôi trong công việc chuyên môn có lẽ là các trường hợp không tìm thấy hành lý cho khách mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều, tìm đủ mọi cách trong khả năng và kinh nghiệm của mình. Khi ấy, tôi luân tâm niệm bản thân phải giữ bình tĩnh, đặt bản thân vào vị trí khách hàng để hiểu được họ cần gì, đồng thời lắng nghe, chia sẻ và cảm thông với khách hàng để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

alt text
alt text
alt text
alt text
alt text

Tích cực tham gia các hoạt động tại đơn vị. (Ảnh: NVCC)

“Tổng đài kết nối trái tim”

Theo chị Hồng Nhung, phụ nữ làm kỹ thuật có điểm đặc trưng riêng là sự tỉ mỉ, cẩn thận. Và có lẽ bởi vậy mà đôi khi chị trở thành một “tổng đài kết nối trái tim” sẵn sàng lắng nghe những tâm tư, trải lòng của hành khách.

Đến giờ, chị Nhung vẫn nhớ như in lần được phân công nhiệm vụ phục vụ hành khách đã có tuổi trên chuyến bay từ Paris đến Hà Nội năm 2007. Như công việc thường ngày, trong suốt quá trình di chuyển vào nhà ga, chị thường có thói quen hỏi thăm khách về mục đích khách đến với Việt Nam. Và chị đã lặng người khi nghe khách nói mục đích trở về Việt Nam là để gặp gỡ gia đình lần cuối vì khách đang điều trị ung thư

Khách kể về những cảm xúc khi rời khỏi Việt Nam năm 1975 như thế nào, xa cách gia đình bao lâu, khó khăn ra sao khi được trở về Việt Nam. Sau đó, khách đưa cho tôi một túi rất nhiều đồng xu để tặng chị làm quà. Khách kể cho tôi ý nghĩa của từng đồng xu tượng trưng cho từng đấy năm khách mong ngóng được quay lại Việt Nam như thế nào.

Khi ấy, chị Nhung đã thực sự xúc động, nước mắt cứ thế tuôn rơi bởi cảm xúc giữa những người đồng hương bỗng dâng trào mạnh mẽ. Vì lý do đặc biệt, họ phải rời xa đất nước nhưng vẫn luôn đau đáu mong ngóng ngày quay trở về nơi mình được sinh ra dù là lần cuối trong đời.

Và không chỉ có những kỷ niệm có phần sâu lắng, chị Hồng Nhung cũng gom góp được không ít những mảnh ghép ký ức tích cực giúp bản thân thêm tự hào, ấm lòng về công việc đang cống hiến.

Một trong số những kỷ niệm ấy là lần từ chối “món quà” bất đắc dĩ từ khách hàng năm 2014. Khi tiếp nhận thông tin khách để quên ví cùng số tiền lớn tại sân bay Tân Sơn Nhất, chị đã nhanh chóng kết nối với các bộ phận và tìm thấy tài sản cho khách. Khi lên sân bay Nội Bài nhận lại, khách mặc nguyên bộ quân phục quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời lặng lẽ đưa cho chị phong bì và nói lời cảm ơn.

Tôi nhất định từ chối vì đó là trách nhiệm và công việc bản thân phải làm. Khoảng 15 phút sau, khách quay lại và trao cho tôi bó hoa kèm cái bắt tay cảm ơn. Quả thực, khoảnh khắc được chú bộ đội cầm hoa đứng ở sảnh sân bay trao tặng bó hoa có lẽ là hình ảnh đẹp nhất trong quãng đời làm hàng không của tôi. Đến giờ, khi nhớ lại câu chuyện, tôi vẫn còn nguyên cảm xúc nhẹ nhàng xen lẫn vui mừng, cảm thấy ấm lòng với công việc mình đang làm.

alt text
Tuy dịch bệnh gây ảnh hưởng đến công việc, chị vẫn luôn tận tâm phục vụ không quản khó khăn. (Ảnh: NVCC)

Do diễn biến phức tạp của Covid-19, công việc của chị Hồng Nhung cùng nhiều đồng nghiệp bị ảnh hưởng do lịch bay giảm. Bởi vậy, việc đầu tiên chị làm là lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho bản thân, có sức khỏe thì mới có thể cùng đồng nghiệp chia sẻ những khó khăn chung của đơn vị. Chị cũng thường xuyên nhắc nhở bản thân và đồng nghiệp không lơ là chủ quan, không để dịch bệnh xâm nhập khi dịch Covid vẫn đang diễn biến xấu trên thế giới.

Tôi biết chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng với lòng yêu nghề và đam mê với công việc bản thân đang làm, tôi vẫn sẽ tiếp tục cống hiến và đồng hành cùng Viags nói riêng và TCT nói chung. Điều duy nhất mang lại cho chúng ta sức mạnh lúc này chính là sự đoàn kết, gắn bó, cùng nhau vượt qua cơn đại dịch cách yên bình.”

Vu Hoang Quy – COMM

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.