[28/6] Cặp đôi nàng Tài chính chàng Kỹ thuật của VNA

Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6 , tôi xin chúc cho mỗi gia đình Việt Nam nói chung và mỗi “gia đình VNA” nói riêng sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt, chúc toàn thể các Chị em phụ nữ ngành VNA nói riêng ngày càng xinh tươi, công tác tốt, không chỉ là những bông hoa tỏa hương trong ngành vận tải hàng không mà còn là những bông hoa tỏa hương trong chính gia đình nhỏ của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chào Chị ! Nhân ngày Gia đình Việt Nam (28/6) , chị có thể chia sẻ một chút về gia đình mình với các đồng nghiệp VNA?

alt text
Chị Đào Diệu Hương hiện đang làm việc tại Phòng Kế toán – CN TCT HKVN Khu vực Miền Bắc (Ảnh: NVCC).

Xin tự giới thiệu tôi là Diệu Hương sinh năm 1982, tôi đang làm việc tại Phòng Kế toán – CN Khu vực Miền Bắc từ năm 2003 cho đến nay.

Bố tôi nguyên là Phi công của Đoàn bay 919 từ năm 1973. Sau 25 năm cùng đồng hành với những con đường mây Ông được mời làm giáo viên giảng dạy cho những lớp phi công mới của Đoàn. Mẹ tôi có thời gian dài công tác tại VNA, từng là lứa tiếp viên hàng không đầu tiên của VNA và đến năm 1998 chuyển về công tác tại phòng Kế toán thuộc CNMB. Tôi lập gia đình năm 2006 và chồng tôi đang làm việc tại Công ty VAECO được 22 năm.

Việc gia đình chị gắn bó với ngành hàng không, đặc biệt là VNA có ý nghĩa như thế nào với Chị?

Cũng chính từ sự ảnh hưởng lớn từ Bố Mẹ nên ước mơ được gia nhập vào đại gia đình VNA của tôi cũng được ấp ủ và lớn dần lên từ đó. Vì vậy có thể nói VNA rất đặc biệt với gia đình tôi cũng như cá nhân tôi. Hiểu theo một cách khác là “Nếu không có VNA thì chắc gì đã có sự có mặt của tôi ở VNA nữa”.

 Cơ duyên nào để vợ chồng chị đến với nhau và cùng nhau gắn bó với VNA?

Với cá nhân tôi nhận định một khái niệm “Duyên phận là do trời định, hạnh phúc là do người định”. Chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên là tại một buổi tập văn nghệ của CNMB nhân dịp tổng kết cuối năm 2005. Từ đó, chung tôi dần thân thiết qua nhiều dịp giao lưu, nhiều khóa học của VNA cho CBCNV, chúng tôi đã chính thức về chung một nhà vào tháng 10 năm 2006.

alt text
“Chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên là tại một buổi tập văn nghệ của CNMB nhân dịp tổng kết cuối năm 2005” (Ảnh: NVCC).

Là một đồng nghiệp cùng ngành nghề nên mọi người trong gia đình luôn có sự đồng cảm, thấu hiểu cho công việc của nhau. Có đôi khi trong câu chuyện của hai vợ chồng anh vẫn chia sẻ “VNA cho anh thỏa mãn đam mê với máy móc động cơ , VNA cho anh tình yêu và một mái ấm gia đình, VNA là gia đình thứ 2 rồi không thể rời xa được”.

Chị sắp xếp công việc thế nào để giữ lửa hạnh phúc và đảm bảo vẫn hoàn thành công việc?

Với vai trò là người “giữ lửa” trong gia đình cho dù là trong những thập kỷ trước hay cho tới thời kỳ 4.0 đều không có gì khác biệt. Nếu như trước đây, hình ảnh người phụ nữ chủ yếu lo việc nội trợ gia đình thì ngày nay, họ vừa là người vợ, người mẹ đảm đang, chu đáo, vừa khéo léo, giỏi giang trong công việc. Song, để giữ cho ngọn lửa ấy mãi hồng đỏ là một điều không phải dễ dàng. Một bàn tay không làm nên tiếng vỗ, hạnh phúc gia đình cần được vun đắp từ hai phía cả ở người chồng và người làm vợ nhưng dù gì đi chăng nữa hạnh phúc ấy vẫn phụ thuộc phần lớn vào  sự vun vén khéo léo của người phụ nữ.

alt text
“Bên cạnh đó dù bận rộn tới đâu, tôi vẫn cố sắp xếp nấu bữa ăn tối, để vợ chồng con cái duy trì thói quen quây quần bên mâm cơm” (Ảnh: NVCC).

Bản thân tôi là một kế toán, nên cho dù ở công ty hay gia đình tôi luôn lập kế hoạch những công việc cần phải làm trong ngày, trong tuần và trong tháng… Bên cạnh đó dù bận rộn tới đâu, tôi vẫn cố sắp xếp nấu bữa ăn tối, để vợ chồng con cái duy trì thói quen quây quần bên mâm cơm bởi đó cũng chính là quãng thời gian mà mọi thành viên trong gia đình được gần gũi nhau sau 1 này dài học tập và làm việc vất vả.

alt text
“Gia đình là chốn bình yên, ấm áp và hạnh phúc nhất để mỗi thành viên tìm về” (Ảnh: NVCC).

Trong gia đình chị điều gì là quan trọng nhất?

Với tôi, khi cả gia đình quây quần bên bữa cơm là yếu tố vô cùng quan trọng; bữa cơm không chỉ đơn giản là cung cấp năng lượng cho các thành viên mà nó còn là nơi tạo tình cảm yêu thương gắn bó, gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau. Bởi vậy nó có ý nghĩa nền tảng để vun đắp hạnh phúc gia đình. Những câu chuyện quanh mâm cơm cũng góp phần hình thành giá trị nhân cách cho con trẻ.

Tôi luôn quan niệm vui với bản thân: “Tình yêu tràn đầy thông qua cái dạ dày đầy tràn” để mọi thành viên trong gia đình cảm nhận được giá trị “Gia đình là chốn bình yên, ấm áp và hạnh phúc nhất để mỗi thành viên tìm về”.

alt text
“Những ngày giãn cách xã hội là dịp gia đình tôi được sống chậm lại, quây quần bên nhau” (Ảnh: NVCC).

Trong những ngày giãn cách xã hội vì dịch Covid 19 , gia đình chị đã chia sẻ với nhau những gì? Cảm nhận của chị về thời gian đó?

Trước kia, việc cả gia đình cùng vào bếp nấu những bữa ăn ngon là điều ít khi chúng tôi làm được. Vậy mà, bây giờ căn bếp nhỏ ấy của gia đình tôi lại trở nên rộn ràng, ấm cúng hơn bao giờ hết. Có lẽ đây là dịp gia đình tôi được sống chậm lại, quây quần bên nhau. Qua đó có thể nhận thấy giá trị cốt lõi của gia đình.

Cảm nhận của riêng tôi về quãng thời gian này có lẽ là đôi khi chúng ta nên “ Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”.

Kỷ niệm đặc biệt nhất của gia đình chị muốn chia sẻ?

Kỷ niệm đặc biệt nhất với tôi đó là ngày kỷ niệm 40 năm ngày cưới bố mẹ tôi. Nó đặc biệt bởi vì không phải năm nào Bố cũng được ở nhà để gia đình cùng tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ chúc mừng cho Bố Mẹ. Nó còn đặc biệt với vợ chồng tôi bởi vì đó cũng chính là tấm gương để chúng tôi học tập và phấn đấu gìn giữ mái ấm nhỏ của mình.

alt text
Đại gia đình nhà chị Diệu Hương (Ảnh: NVCC).

Câu nói, quan điểm sống mà chị tâm đắc nhất về cuộc sống gia đình?

Có một câu nói mà tôi tâm đắc nhất:  “Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc”.

alt text
alt text

Có những người để yêu thương, đó là gia đình (Ảnh: NVCC).

Bởi dù cuộc sống đầy đủ sung túc, dù đi đâu về đâu  nhưng con người ta cũng không toải mài bằng được ở trong chính ngôi  nhà của mình. “Nhà” là nơi mà ta có thể trú nắng, trú mưa ; Nhà là nơi đợi ta về những lúc ta đi xa; Nhà là nơi giúp ta trưởng thành; Nhà là nơi mọi người trong gia đình chung sống bên nhau… Ta có thể đi rất nhiều nơi, ở rất nhiều chỗ nhưng không thể bằng ngôi nhà của chúng ta, ta không được quên nơi sinh ra, lớn lên –  đó là nhà.

Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6 , tôi xin chúc cho mỗi gia đình Việt Nam nói chung và mỗi “gia đình VNA” nói riêng sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt, chúc toàn thể các Chị em phụ nữ ngành VNA nói riêng ngày càng xinh tươi, công tác tốt, không chỉ là những bông hoa tỏa hương trong ngành vận tải hàng không mà còn là những bông hoa tỏa hương trong chính gia đình nhỏ của mình.

Xin cảm ơn!

TTNB-CNMB

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.