[20/11] Tự hào về thế hệ tiếp bước của VNA

“Đôi lúc là bắt gặp một kiến thức mới, đôi khi là những phát hiện bất ngờ về một tính năng nào đó của máy bay mà trước giờ mình chưa được biết. Hoặc đôi lúc với những câu hỏi rất thông minh của các bạn học viên khiến tôi cảm thấy tự hào về thế hệ đàn em tiếp bước…”. Chính những điều đó khiến phi công Lương Chính Bình – Giáo viên Khoa Huấn Luyện Phi Công của TTHL tìm thấy được nhiều điều thú vị trong công việc và mong muốn gắn bó lâu dài với công việc hiện tại của mình. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giảng dạy là cơ hội để bản thân được hoàn thiện

Gắn bó với trung tâm huấn luyện bay gần 5 năm kể từ lúc được phê chuẩn giáo viên lý thuyết cho loại tàu bay Airbus A321, phi công Lương Chính Bình luôn tâm niệm một điều: “Mỗi lần tham gia một chương trình giảng dạy là một cơ hội để bản thân tôi được hoàn thiện, đồng thời cũng là cơ hội để tôi truyền tiếp đam mê công việc cho các đồng nghiệp của tôi, điều mà các Thầy, Cô đi trước đã trao cho tôi khi tôi chập chững bước vào nghề cho tới hiện tại”.

Trong công việc giảng dạy, anh Bình tìm thấy được nhiều điều thú vị, “Đôi lúc là bắt gặp một kiến thức mới, đôi khi là những phát hiện bất ngờ về một tính năng nào đó của máy bay mà trước giờ tôi chưa được biết. Hoặc đôi lúc với những câu hỏi rất thông minh của các bạn học viên khiến tôi cảm thấy tự hào về thế hệ đàn em tiếp bước… Chính những điều đó khiến tôi mong muốn gắn bó lâu dài với công việc hiện tại của mình”.

alt text
Phi công Lương Chính Bình – Giáo viên Khoa Huấn Luyện Phi Công của TTHL. (Ảnh: TTHL).

Chia sẻ về niềm tự hào khi được gắn bó với công tác đào tạo, để được lựa chọn thành giáo viên giảng dạy lý thuyết cho loại tàu bay Airbus A321, phi công Lương Chính Bình nói rằng: “Đầu tiên là tích luỹ kinh nghiệm về giờ bay khai thác an toàn, theo đúng quy định của cục Hàng không cũng như yêu cầu của hãng HK quốc gia Việt Nam, vì trong quá trình bay khai khác, thì an toàn là yếu tố được đặt lên hàng đầu”.

Đồng nghĩa với giờ bay an toàn là một quá trình phấn đấu không ngừng của bản thân để học hỏi và tích luỹ các kiến thức chuyên môn, cùng với một thái độ trân trọng công việc mình đang làm. Do đó, để được Hãng tạo cơ hội phát triển thành một giáo viên thì niềm đam mê và tâm huyết với nghề là khởi đầu quan trọng và cần thiết, phi công Lương Chính Bình bày tỏ niềm tự hào khi gắn bó với công việc của một “giáo viên bay”.  

alt text
Với phi công Lương Chính Bình “mỗi lần tham gia một chương trình giảng dạy là một cơ hội để bản thân tôi được hoàn thiện”. (Ảnh: NVCC).

Nỗ lực “nâng tầm bản thân”

Là một giáo viên lý thuyết cho loại tàu bay Airbus A321, phi công Lương Chính Bình đang nỗ lực và trong quá trình đạo tạo trở thành một giáo viên SIM. Với  đây vừa là sự cần thiết trong huấn luyện đào tạo và cũng là cơ hội để một giáo viên trẻ như anh “nâng tầm bản thân”.

“Có những tình huống chúng ta chỉ có thể giả lập khi bay SIM vì chúng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến an toàn của chuyến bay. Mỗi bài SIM đều mang một ý nghĩa riêng của nó. Mong muốn của hãng là đưa ra đủ các tình huống (có thể biết trước hoặc xảy ra bất ngờ) để phi công có thể trải nghiệm và xử lý tình huống một cách đúng nhất với thực tế”. 

Qua mỗi bài SIM, phi công sẽ rút ra được cho mình những bài học cụ thể, cũng như thực hành lại những quy trình bất thường có thể gây nguy hiểm đến chuyến bay. Từ đó phi công sẽ tự tin hơn vào khả năng quản lý chuyến bay của mình, anh bày tỏ. 

Để trở thành giáo viên huấn luyện SIM là một quá trình dài, “chúng tôi cần phải trải qua các 8 bước huấn luyện chính để trở thành một giáo viên SIM”. Đó là, lớp kỹ năng sư phạm; Lớp kỹ năng giảng dạy cho phi công; Lớp kỹ năng hướng dẫn và đánh giá; Quan sát cách vận hành SIM; Thực hiện huấn luyện SIM dưới sự hướng dẫn và đánh giá của Giáo Viên; Huấn luyện FIF; Quan sát chuyến bay khai thác thực tế; và cuối cùng là Thực hiện chuyến bay huấn luyện khi khai thác thực tế có giáo viên của Cục Hàng không Việt Nam đánh giá.

Dù có những khó khăn, thách thức đối với người đào tạo cũng như các học viên tiếp thu lượng kiến thức lớn, nhưng không vì thế mà chúng ta không ngừng nỗ lực để trau dồi kiến thức, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của TCT. 

alt text
Để trở thành giáo viên huấn luyện SIM là một quá trình dài. (Ảnh: TTHL).

“Người thành công không đi trên con đường bằng phẳng, bất kì chặng đường nào cũng có những chông gai và khó khăn cản trở. Tôi mong rằng, với tình yêu màu xanh của bầu trời, sẽ chấp cánh cho đam mê và khát vọng trong những tâm hồn tươi trẻ của các bạn. Hãy đam mê và làm việc hết sức mình, thành công sẽ đến với các bạn một ngày không xa. Mong rằng, các bạn sẽ trở thành niềm tự hào của hãng hàng không quốc gia Việt Nam” – giáo viên giảng dạy lý thuyết cho loại tàu bay Airbus A321 nhắn nhủ đến các học viên của mình. 

Tiếp bước các thế hệ cha anh, phi công Lương Chính Bình cùng các thầy, cô ở VNA không những truyền đạt cho các phi công trẻ kiến thức về lý thuyết và thực hành mà còn là kỷ luật nghề nghiệp để luôn đảm bảo sự chính xác trong giờ giấc tư tưởng và các chấp hành về công vụ bay.

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, phi công Lương Chính Bình bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các Thầy, Cô – những người đang cùng mình chắp cánh ước mơ bay của những thế hệ tiếp nối.

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.