[20/11] Để những đôi cánh vững vàng lướt trên trời cao

Trở thành giáo viên bảo dưỡng chuyển loại máy bay từ năm 2013, anh Hồ Anh Tuấn – VAECO vẫn luôn tâm niệm rằng “mình chỉ là người đi trước, người hướng dẫn, đưa đường, truyền đạt lại các kiến thức và kinh nghiệm cho các nhân viên kỹ thuật đi sau”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

alt text
Anh Hồ Anh Tuấn Gắn bó với ngành hàng không từ năm 2001 và trực tiếp làm công việc bảo dưỡng máy bay từ năm 2009. (Ảnh: Vũ Tuấn).

Để đảm bảo cho những “chú chim sắt” có thể lướt trên trời cao, vững vàng vượt qua gió mưa, bên cạnh tài năng của đội ngũ phi công, việc đào tạo những nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng có năng lực và kinh nghiệm bảo dưỡng tốt chính là điều kiện tiên quyết để góp phần đảm bảo an toàn cho các chuyến bay.

“Nếu bạn thực sự đam mê và yêu nghề thì nghề này thật sự thú vị”

*  *  *

Gắn bó với ngành hàng không từ năm 2001 và trực tiếp làm công việc bảo dưỡng máy bay từ năm 2009 (thời điểm thành lập công ty VAECO), anh Hồ Anh Tuấn hiện đang là giáo viên chuyển loại máy bay A320/321/350, Cơ bản máy bay, đồng thời là đội trưởng phụ trách A321 – thuộc TTBD Ngoại Trường HCM.

Theo anh Tuấn, công tác đào tạo bảo dưỡng máy bay nhìn bề ngoài thì dường như là một công việc khá khô khan. Nội dung chính của công việc này sẽ liên quan đến công tác hướng dẫn cho anh em nhân viên kỹ thuật giải pháp bảo dưỡng, sửa chữa máy móc trong lĩnh vực hàng không, máy bay. 

“Tuy nhiên, nếu bạn thực sự đam mê và yêu nghề thì nó thật sự khá thú vị vì đây là nghề liên quan đến một lĩnh vực kỹ thuật cao trong xã hội”.

Điều kiện hoạt động của những chiếc máy bay là tại độ cao khoảng 10 km so với mực nước biển cùng tốc độ tối đa lên tới 1000 km/h trong bất cứ điều kiện thời tiết, khí hậu. Để đảm bảo cho máy bay có thể hoạt động an toàn trong các điều kiện khắc nghiệt, bên cạnh việc trang bị những thiết bị đắt tiền thì những “chú chim sắt” cần kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên theo các quy trình nghiêm ngặt của nhà sản xuất. Những quy trình này hầu hết được viết bằng tiếng Anh với nội dung rất phong phú, đa dạng nên đòi hỏi nhân viên kỹ thuật phải có khả năng tiếng Anh và kỹ năng tư duy tốt, kinh nghiệm được tích luỹ qua một thời gian dài làm việc.

alt text
Anh Tuấn cùng các giáo viên kiêm nhiệm vẫn đang miệt mài “truyền lửa” đam mê, yêu nghề cho các thế hệ kế cận. (Ảnh: Vũ Tuấn).

Để một nhân viên kỹ thuật đạt được các tiêu chí trên, ngoài sự nỗ lực học hỏi, năng khiếu của mỗi cá nhân thì không thể thiếu sự chỉ dẫn, dạy bảo, kèm cặp và truyền đạt kinh nghiệm của các giáo viên trong lĩnh vực chuyên môn này. Bên cạnh khả năng đọc tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh, kỹ năng nghiên cứu, phân tích chuyên sâu về mặt lý thuyết máy bay cơ bản, mỗi thành viên trong đội ngũ đào tạo còn có kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế đã trải qua trong nhiều năm đối với một loại máy bay cụ thể. “Đây chính là nền tảng để có thể giải thích và truyền đạt các kiến thức, kinh nghiệm, niềm đam mê và kỹ năng bảo dưỡng thực tế cho các học viên. Tôi tâm huyết và mong muốn được truyền đạt hết các kiến thức, kỹ năng tư duy lý thuyết – thực hành cũng như kinh nghiệm bảo dưỡng máy bay cho các nhân viên kỹ thuật để họ có thể tự tin trong công việc, làm đúng, làm đủ theo các quy trình bảo dưỡng mà nhà sản xuất đã đưa ra”.

alt text
Anh Tuấn mong các học viên có thể tự tin trong công việc, làm đúng, làm đủ theo các quy trình bảo dưỡng mà nhà sản xuất đã đưa ra. (Ảnh: NVCC).

“Mình chỉ là người đi trước, người hướng dẫn, đưa đường”

*  *  *

Trên hành trình cần mẫn “gieo hạt”, anh Tuấn đã gặt hái được rất nhiều kỷ niệm gắn với bục giảng. Tuy nhiên, kỷ niệm ngày đầu tiên đứng lớp luôn có một chỗ đứng không phai mờ trong anh. “Khoảnh khắc lạ lẫm khi đứng trước những người vừa là đồng nghiệp vừa là học trò là kỷ niệm không bao giờ quên trong tôi. Một cảm giác tự hào, hạnh phúc, xen lẫn một chút lo lắng, hồi hộp là những cảm xúc thật sự đáng nhớ. Đến hiện tại, mỗi lần lên lớp, khi những đồng nghiệp cùng nhau làm việc hàng ngày gọi mình là “Thầy”, mình vẫn cảm thấy những cảm xúc, sự xúc động khó tả”.

alt text
alt text

Trên hành trình cần mẫn “gieo hạt”, anh Tuấn đã gặt hái được rất nhiều kỷ niệm gắn với “bục giảng”. (Ảnh: Vũ Tuấn).

Trở thành giáo viên dạy cơ bản và chuyển loại máy bay từ năm 2013, anh Tuấn vẫn luôn tâm niệm rằng “mình chỉ là người đi trước, người hướng dẫn, đưa đường, truyền đạt lại các kiến thức và kinh nghiệm cho các nhân viên kỹ thuật đi sau”. Với anh, việc đào tạo thành công những nhân viên kỹ thuật có kiến thức, năng lực và kinh nghiệm bảo dưỡng tốt sẽ giúp phi công điều khiển các chuyến bay có mức an toàn cao nhất cho hành khách, đồng thời giúp nâng cao năng suất lao động và đem lại giá trị lợi ích cho công ty.

alt text
Anh Tuấn vẫn luôn tâm niệm rằng, “mình chỉ là người đi trước, người hướng dẫn, đưa đường, truyền đạt lại các kiến thức và kinh nghiệm cho các nhân viên kỹ thuật đi sau”. (Ảnh: Vũ Tuấn).

Với mình, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, một tiếng “thầy” vẫn luôn vô cùng thiêng liêng, quý giá và là động lực phấn đấu cho bất cứ ai, trong bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào đúng như câu “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam ta”.

Trò chuyện cùng anh Tuấn mới thấy được tình yêu cùng những chú “chim sắt”, mong được gắn bó với nghề bảo dưỡng máy bay và “truyền lửa” cho lớp đàn em kế cận chính là những mục tiêu của cuộc đời. “Ngày 20/11, nhiều anh em đồng nghiệp vẫn gửi tin nhắn “chúc mừng thầy” làm mình thực sự thấy xúc động và có nhiều động lực hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”. Với mình, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, một tiếng “thầy” vẫn luôn vô cùng thiêng liêng, quý giá và là động lực phấn đấu cho bất cứ ai, trong bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào đúng như câu “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam ta”.

alt text
Với anh Tuấn, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, một tiếng “thầy” vẫn luôn vô cùng thiêng liêng, quý giá. (Ảnh: NVCC).

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.