Phi công Phạm Hà Duy: An toàn chuyến bay trên hết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

alt text
Cơ phó A350 Phạm Hà Duy

Cơ phó A350 Phạm Hà Duy từng là diễn viên trẻ triển vọng, nhiều tiềm năng, nhưng rồi chữ duyên đã đưa anh đến với nghề bay khi trở thành một trong những phi công trẻ nhất của VNA.

Con đường đến với nghề

Tôi ngạc nhiên sau nhiều năm gặp lại cậu sinh viên Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội có mái tóc xù, nét mặt hóm hỉnh, hay cười, mau miệng, với những ngón tay chỉ trực đưa ra làm một động tác Hiphop nào đó. Bây giờ đây, khuôn miệng ấy vẫn nụ cười thường trực, nhưng là trên khuôn mặt đầy đặn, vóc dáng cao lớn, và khí thế mạnh mẽ của một người… cầm lái. 

Duy đã thực sự “làm bạn” với bầu trời từ năm 24 tuổi, sau quá trình huấn luyện tại Pháp, Việt Nam và Trung Quốc. Năm ấy tháng 3-2011, với chuyến bay thương mại đầu tiên cho VNA, Duy trở thành một trong những phi công trẻ nhất thời điểm đó. Cho đến năm 2014, Duy đã thử sức với loại máy bay A320 – A321. Máy bay Airbus hiện đại, phức tạp, nhưng đó cũng là động lực cho Duy “chiếm lĩnh” những vùng trời bằng kiến thức, kỹ năng và năng lực của mình. 2014-2015, chuyển loại sang A330, và từ 2015 đến nay, Duy gắn bó với đội bay A350, đã qua nhiều chặng bay đến bao nhiêu miền đất lạ, đã thấm niềm vui, niềm hạnh phúc và cả những tâm trạng khó nói của nghề phi công. 

alt text
Từ 2015 đến nay, Duy gắn bó với đội bay A350.

Anh kể, nhờ chị gái (từng là tiếp viên của VNA, hiện là giáo viên tại FTC) động viên vào SGN học phi công năm 2008, ban đầu anh mới xác định thử sức. Rồi bất ngờ, năm 2009, là 1 trong 40 người được sang Pháp học, Duy vừa có chút kiêu hãnh ban đầu, lại vừa sớm lo lắng khi thấy nhiều người học mà chưa bay được. 

Rồi những nỗ lực rèn luyện giúp Duy tự tin hơn. Bước lên buồng lái, trong một khoảnh khắc đặc biệt, anh cảm thấy nghề phi công đã chọn mình. Được giáo viên đánh giá cao, Duy hoàn thành khóa học 18 tháng trước 1 tháng và trở về Việt Nam năm 2010. 

Có một lần sau khi chuyến bay hạ cánh, anh Duy xuống khoang hành khách để chào tạm biệt. Một vị khách nước ngoài đã ngạc nhiên và trầm trồ nói: “Ôi, phi công trẻ quá!”. Lúc ấy, anh chỉ cười và nói: “Hãy an tâm khi đến với Hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines

Thẳm sâu trong vẻ đẹp người cầm lái

Hà Duy chia sẻ, phía sau thành quả của “người cầm lái trên trời” là những đòi hỏi rất lớn. Nhiều người ngưỡng mộ nghề phi công với những hình ảnh nổi bật qua nét trẻ trung, hiện đại, khỏe khoắn và tự tin. Nhiều khi lại có vẻ gì “thời thượng” nữa! Đó là một phần không thể thiếu của người làm nghề, cũng là để xây dựng niềm tin, sự tôn trọng của xã hội. Nhưng nghề này, quả thực không phải ai cũng theo được. Ngoài tố chất về sức khỏe, tinh thần, nghề bay còn cần đến bản lĩnh và tâm huyết phù hợp với ngành hàng không. 

Anh chia sẻ thêm, hành khách thường thích bay đêm để tiết kiệm thời gian, lên máy bay họ có thể ngủ được giấc dài và tiếp tục công việc ngày hôm sau. Nhưng với phi công thì sẽ phải thức trắng đêm. Khi đến nơi, sự chênh lệch múi giờ cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, các anh cũng phải trải qua luyện tập để ngủ đủ thời gian, cũng như giữ cho thể trạng khỏe mạnh. Rồi nhiều khi, người phi công cũng chẳng biết ngày đêm là gì, cuối tuần không có, ngày tháng cũng chả hay.

Nhưng những gì họ thể hiện trong công việc là vẻ đẹp của sự tận tụy. Và trước hành khách là tư thế vững vàng của người phi công VNA. Hà Duy luôn tâm niệm, an toàn của chuyến bay là trên hết.

alt text
Hà Duy luôn tâm niệm, an toàn của chuyến bay là trên hết.

Khó khăn rồi cũng vượt qua, khi những “người bay” ý thức rõ và nỗ lực với trọng trách của mình. 

Áp lực chính là động lực

Mỗi chuyến bay có muôn ngàn lý do có thể dẫn đến sự cố, việc của người phi công chuyên nghiệp lúc đó là xử lý thật bình tĩnh, chính xác và bản lĩnh. Hà Duy cho rằng,bất kỳ người phi công nào cũng xác định được trách nhiệm của mình từ những áp lực và luôn cố gắng tạo nên ý chí sắt đá để hoàn thành tốt công việc.

Giúp giảm bớt áp lực căng thẳng sau mỗi chuyến bay, Duy bật mí, anh thường xuyên hoạt động thể thao như bóng đá, tennis, bóng bàn hay chạy bộ… để có sức khỏe tốt cho công việc. Nghề bay nay đây mai đó, hôm nay có thể đang châu Âu nhưng mai lại bên Úc, thể thao sẽ giúp cho phản xạ của anh tốt hơn, giúp anh ứng biến với những tình huống bất ngờ, có khi khó lường trước.

alt text
alt text
alt text
alt text
alt text

Duy bật mí, anh thường xuyên hoạt động thể thao như bóng đá, tennis.

Chàng phi công trẻ còn là Bí thư Đoàn Thanh niên của Đội bay A350 nên anh và các đồng nghiệp thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa của Đoàn TCT như ca hát, biểu diễn văn nghệ, tham gia các giải bóng đá do Đoàn TCT tổ chức. Hà Duy cùng đội bóng đá nam của Đoàn bay đã ba lần giành ngôi vô địch giải bóng đá thường niên dành cho phi công khu vực Đông Nam Á.

alt text
Hà Duy và các đồng nghiệp thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa của Đoàn TCT.

Là con nhà nghệ thuật, từng được đào tạo làm diễn viên, đã nhiều lần bén duyên màn ảnh, nhưng nay, nghề bay đã trở nên cái nghiệp. Chàng phi công trẻ bộc bạch: “Khi là phi công, mình cảm thấy có trách nhiệm hơn với cuộc sống, yêu mến mọi người xung quanh hơn, có ý chí hơn để vượt qua mọi thử thách”.

alt text
"Khi là phi công, mình cảm thấy có trách nhiệm hơn với cuộc sống"

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.