[Thành công giữa nhiệm kỳ] Chủ động – Thích ứng – Nắm bắt – Hành động nhanh để phục hồi

Chủ động thích ứng, bắt kịp xu hướng thị trường cùng với sự linh hoạt chính là chìa khóa giúp Chi nhánh Việt Nam nói chung và phòng Thương mại hành khách nói riêng vượt qua những giai đoạn khó khăn, thách thức của đại dịch Covid-19.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hơn 3 năm trôi qua kể từ khi Covid-19 xuất hiện và trở thành đại dịch toàn cầu, chắc hẳn mỗi cán bộ, nhân viên (CBNV) Vietnam Airlines đều không thể quên những cột mốc đáng nhớ, đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của ngành Hàng không.

Từ đầu năm 2020 khi dịch bệnh bùng phát, hàng loạt các chuyến bay nội địa, quốc tế bị hủy, hoạt động hàng không gần như ngưng trệ, Vietnam Airlines (VNA) phải dừng toàn bộ các đường bay quốc tế thường lệ từ ngày 23/3/2020; các đường bay nội địa có thời điểm chỉ còn 2-4 chuyến bay thường lệ/ngày.

Số lượng chuyến bay hủy tăng mạnh, Chi nhánh khu vực Việt Nam (CNVN) đã dồn nhân sự để thông báo thay đổi lịch bay và các chính sách của các tỉnh thành, quốc gia có ảnh hưởng đến việc đi lại của khách hàng, tìm phương án xử lý cho các hành khách bị ảnh hưởng, kiểm tra khả năng bay của khách, giảm tối đa tỷ lệ bỏ chỗ nhằm tăng hiệu quả khai thác của từng chuyến bay; hướng dẫn, hỗ trợ hệ thống bán và khách hàng bị ảnh hưởng do thay đổi lịch bay, hủy chuyến. Việc bố trí nhân sự vừa phải đảm bảo hiệu quả theo chủ trương của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (TCT), vừa đảm bảo sức khỏe, phòng tránh dịch bệnh cho CBNV.

Dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của TCT hết sức khó khăn cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt từ các đối thủ, CNVN xác định rõ ý chí “Tự lực – Tự cường – Tự thân vận động” là yếu tố quan trọng.

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban Giám đốc CNVN đã tìm kiếm các giải pháp mới để thích ứng với tình hình thị trường trong giai đoạn dịch bệnh; Tận dụng mọi cơ hội, điều kiện thuận lợi để tăng sản phẩm, tăng bán cho VNA; Tập trung tìm kiếm các nguồn khách chuyên gia vào Việt Nam, nguồn khách Việt Nam hồi hương quốc tế trên các chuyến bay charter, combo, kết hợp chở khách trên các chuyến bay charter hàng hóa…

Trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh, theo chủ trương của ãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiều đoàn y bác sỹ, lực lượng công an, quân đội đã được điều động tăng cường vào Nam chống dịch.

Trước tình hình đường bay nội địa bị dừng khai thác theo lịch bay thường lệ, CBNV CNVN đã nỗ lực phối hợp chặt chẽ với nhiều đơn vị liên quan tổng hợp nhu cầu và giấy tờ theo quy định để xin cấp phép các chuyến bay đặc biệt, tận dụng chở khách trên các chuyến bay chở hàng và ngược lại, vận chuyển hàng chục nghìn y bác sỹ, cán bộ từ miền Bắc, miền Trung vào Nam chống dịch và quay trở lại; các chuyến bay hồi hương từ thành phố Hồ Chí Minh về Đà Nẵng, Quảng Nam trong tình hình nhân sự đi làm bị hạn chế và nhiều CBNV bị lây nhiễm Covid.

Tập thể CBNV CNVN nhận khen thưởng tại Hội nghị Tổng kết năm 2022 và triển khai Kế hoạch năm 2023. (Ảnh: CNVN)

Bằng tất cả những nỗ lực CNVN đã triển khai được trên 600 chuyến bay nội địa và quốc tế theo các hình thức trên với doanh thu hơn 1000 tỷ đồng; trong đó nội địa trên 400 chuyến và quốc tế trên 200 chuyến. Đây là nguồn doanh thu tuy không lớn nhưng vô cùng quý giá trong bối cảnh TCT gặp rất nhiều khó khăn về dòng tiền.

Bên cạnh đó, CNVN luôn theo sát các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lãnh đạo của cấp trên để xây dựng các nghị quyết, kế hoạch hành động cụ thể trong công tác điều hành, sẵn sàng chấp nhận thử thách, không ngại tìm kiếm các giải pháp bán mới để thích ứng với tình hình thị trường trong giai đoạn dịch bệnh.

Một trong những giải pháp mới đó là triển khai gói bán sản phẩm nội địa trả trước cho các đơn vị khách hàng trong khối doanh nghiệp nhà nước, Uỷ ban quản lý vốn, tập đoàn lớn, khối ngân hàng và các đơn vị khách hàng lớn…kết quả bán thu về hơn 85 tỷ đồng.

Khi dịch bệnh dần được kiểm soát, thị trường nội địa phục hồi, CNVN đã chỉ đạo phòng chuyên môn tập trung vào công tác bán như:

  • Rà soát tải; mở bán chuyến bay; kiến nghị bổ sung tải cũng như đảm bảo giá cạnh tranh so với OAL trong bối cảnh các hãng đổ tải nhiều vào thị trường; tìm kiếm các giải pháp tăng doanh thu bán như đẩy mạnh bán chuyến bay VN*BL.
  • Tận dụng nguồn lực, kiến nghị khai thác nhiều đường bay ngách mới nhằm đa dạng mạng bay nội địa, kết nối kinh tế, du lịch vùng miền và tăng doanh thu.
  • Phối hợp chặt chẽ với các ban chuyên môn TCT xây dựng các kịch bản, các chương trình bán khi thị trường hồi phục chi tiết theo đường bay, phân thị khách hàng, tham gia tích cực vào các tổ Task Force của TCT.

Xác định hệ thống đại lý đóng vai trò then chốt trong công tác bán tại thị trường, từ khi xảy ra đại dịch, CNVN luôn đồng hành, hỗ trợ và theo sát tình hình hoạt động của hệ thống đại lý, đặc biệt là tình hình tài chính để có chính sách xử lý, hỗ trợ kịp thời; triển khai các chính sách thương mại, chiết khấu hướng đến hệ thống đại lý nhằm tạo niềm tin và sự gắn bó hơn đối với VNA. Nhận định kênh bán đại lý sẽ gặp khó khăn khi duy trì hoạt động nên CNVN đã chủ động tìm kiếm và áp dụng nhiều giải pháp phát triển kênh bán đại lý.

Ngoài ra, triển khai đến các phòng chuyên môn nỗ lực, tập trung nguồn lực làm việc với các Hiệp hội doanh nghiệp tại tỉnh để triển khai ký hợp tác toàn diện, ký kết thỏa thuận khách hàng lớn với các tỉnh thành, tập đoàn lớn nhằm tăng doanh thu bán từ nguồn khách CA.

Với tinh thần chủ động, linh hoạt và bắt kịp xu hướng thị trường, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy cấp trên, cùng sự đoàn kết của tập thể CBNV, CNVN đã chủ động tận dụng mọi cơ hội trong công tác bán để đạt được sự thành công trong bối cảnh thị trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh.

Trong bối cảnh mới, sau đại dịch và thị trường liên tục xuất hiện những biến số mới, ảnh hưởng từ các vấn đề địa chính trị, lạm phát, giá nhiên liệu tăng cao…, cần có mô hình mới có thể tăng cường áp dụng công nghệ vào quá trình vận hành chính sách thương mại tại thị trường, nhằm tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực, tăng năng suất lao động, tạo cơ sở nâng thu nhập cho người lao động có chất lượng.

Những hoạt động thiết thực hướng tới cộng đồng luôn được chú trọng tại CNVN. (Ảnh: CNVN)

Việc sáp nhập 3 chi nhánh khu vực thành Chi nhánh Việt Nam. Slogan “One Vietnam, new future” của Chi nhánh Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng tính khoa học trong tổ chức, tăng về chất lượng quản lý, năng lực điều hành, hiệu quả hoạt động của tổ chức và tăng sự sáng tạo, linh hoạt và áp dụng công nghệ trong việc vận hành chính sách thương mại tại thị trường góp phần phục vụ tốt khách hàng tốt nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất để mang lại doanh thu và hiệu quả cao nhất cho VNA.

Vượt qua mọi khó khăn thách thức trong giai đoạn đầu sáp nhập, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban Lãnh đạo cấp trên, sự phối hợp và hỗ trợ của các ban TCT, CNVN đã dần đi vào ổn định và hoạt động ngày càng hiệu quả. Tổng doanh thu bán hành khách 6 tháng đầu năm 2023 đạt 15.401 tỷ VND, bằng 111% SSCK và 111% so với năm 2022. Tổng doanh thu Flown hành khách đạt 16.190 tỷ VND bằng đạt  94% KPI và tăng 32% so với năm 2022.

Có thể nói sự ra đời của CNVN trong bối cảnh mới đã thể hiện rõ tinh thần Chủ động thích ứng – Vững chắc niềm tin – Phục hồi phát triển của Vietnam Airlines.

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.