Chi bộ Chi nhánh Campuchia đến với di sản văn hoá thế giới – đền Preah Vihear

Vượt quãng đường dài 180 km, từ thành phố Siem Reap chúng tôi – tập thể Chi bộ Chi nhánh Campuchia đã có mặt tại đền Preah Vihear – “ngôi đền của những ngôi đền”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sỡ dĩ, đền Preah Vihear được mệnh danh là “ngôi đền của những ngôi đền” hay “ngôi đền trên bầu trời” bởi ngôi đền tuyệt vời này có niên đại từ thế kỷ thứ 9, cổ hơn cả Angkor Wat nổi tiếng. Preah Vihear nằm trên đỉnh vác núi Dangrek, tàn tích xinh đẹp được bảo tồn bởi thiên nhiên nhiên và văn hóa còn sót lại.

Theo lịch sử ghi nhận, đền Preah Vihear – ngôi đền linh thiêng nhất của người Kh’mer có đến 7 đời vua quyết tâm hoàn thiện công trình kỳ vĩ Preah Vihear là do địa thế đặc biệt. Người Hindu giáo quan niệm đền đài được xây trên núi càng cao, càng chứng minh sự hùng mạnh của vị vua trị vì trong triều đại đó.

Toàn cảnh đền Preah Vihear nhìn từ trên cao. (Ảnh: CN CPC).

Nói về công sức đóng góp trong việc xây đền Preah Vihear, Suryavarman I và Suryavarman II là hai vị vua được ghi nhận có nhiều ảnh hưởng nhất đến kiến trúc xây đền. Rất nhiều công trình khác thời Angkor được hai vị vua này kiến thiết như Phimeanakas, Takeo (Suryavarman I), Banteay Samre, Beng Mealea, Thommanon, Chau Say Tevoda, Angkor Wat (Suryavarman II), thế nên kiến trúc Preah Vihear cũng là nguyên mẫu để các đền đài khác chọn làm bản sao khi xây dựng, từ Banteay Srey, Koh Ker, Wat Phou (Lào), đến Angkor Wat, Bayon…

Preah Vihear toạ lạc tại một địa hình khá hiểm trở, ngoài việc di chuyển bằng đường bộ 180 km, chúng tôi phải di chuyển thêm chặng đường 6 km cảm giác mạnh với những con dốc gần như dựng đứng, những khúc cua “tay áo” vô cùng thú vị bằng xe 2 cầu chuyên dụng của ban quản lý đền.

Với những ý nghĩa lịch sử và kiến trúc đó, vào ngày 7/6/2008, UNESCO – Ủy ban di sản thế giới họp tại Canada đã công nhận đền Preah Vihear là di sản thế giới. Đây là di sản thế giới thứ ba của Campuchia, hai di sản công nhận trước đó là đền Angkor Wat (1992) và Điệu múa hoàng gia (2003).

Đến với Di sản của UNESCO, ngoài việc được ngắm nhìn không gian bao la của đền thiêng trên đỉnh Dangrek, cột mốc biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, chúng tôi may mắn được gặp gỡ những chiến sĩ biên phòng Campuchia. Rất thú vị khi chúng tôi được nghe những câu chuyện bằng tiếng Việt “lơ lớ” về đất nước, con người nơi đây và đặc biệt, không thể thiếu những sự kiện lịch sử của Quân tình nguyện Việt Nam hỗ trợ quân đội Campuchia những năm 70 trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng của tập toàn Pôn Pốt- một mốc son lịch sử của tinh thần đoàn kết quốc tế Việt Nam – Campuchia. Thật xúc động khi trên đất nước bạn, gặp những người con Khmer đã từng được học tập tại Việt Nam và nay vẫn dành những tình cảm tốt đẹp cho đất nước, con người Việt Nam.

Đoàn CBNV Chi bộ Chi nhánh Campuchia đến với di sản văn hoá thế giới – đền Preah Vihear. (Ảnh: CN CPC).

Trên đường về lại Siem Reap, đoàn chúng tôi đã đi qua Đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia, một trong 18 Đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia trên đất nước Chùa Tháp, nơi ghi nhớ công ơn quân tình nguyện Việt Nam và là biểu trưng cho sự trường tồn của mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, gắn bó lâu đời giữa hai đất nước Việt Nam – Campuchia. Nhìn ngắm Đài hữu nghị, chúng tôi như sống lại những ký ức vẻ vang của quân tình nguyện Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử tang thương nhất của dân tộc Campuchia. Preah Vihear chính là một trong những chốt chặn cuối cùng trước khi tháo chạy của quân đội Khmer Đỏ, nơi đã chứng kiến những trận chiến khốc liệt nay vẫn còn in dấu trên những bức tường đá của ngôi đền thiêng.

Đoàn CBNV Chi nhánh Campuchia đã hành trình về nguồn thật ý nghĩa trong những ngày tháng 10. (Ảnh: CN CPC).

Chiến tranh đã lùi xa 20 năm nhưng vẫn còn rất nhiều hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam vẫn còn đang nằm lại trên đất bạn. Bằng nỗ lực của Chính phủ và Quân đội hai nước, đã có trên 1.500 hài cốt liệt sĩ, quân tình nguyện được tìm thấy chỉ tính riêng trên địa bàn ba tỉnh biên giới là Preah Vihear, Stung Treng và Rattanakiri. Chính phủ hai nước luôn xác định công tác tìm kiếm và đưa các liệt sĩ hy sinh tại Campuchia về an nghỉ tại đất mẹ Việt Nam là tâm nguyện thiết tha và sẽ luôn một trong những mục tiêu trọng tâm trong quan hệ hai nước.

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.