[19/5] Chủ tịch Hồ Chí Minh – động lực để chúng ta đoàn kết và phát triển

Các bài viết về cuộc đời của Bác không chỉ là một cuộc học tập chính trị sâu rộng của các tiếp viên hàng không mà còn là lý tưởng, đường đi soi sáng sự nghiệp của chúng ta, là động lực để chúng ta đoàn kết chiến thắng dịch bệnh và phát triển để Vietnam Airlines ngày càng lớn mạnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bến nhà Rồng, trước lúc Bác lên tầu đi tìm đường cứu nước. (Ảnh: TL).

“Anh Ba có dặn thêm em điều gì nữa không?

“Chuyến đi này rất xa và rất lâu không hẹn trước được ngày về cho nên tôi không nỡ làm khổ Út Huệ , tôi chỉ cầu mong Út  Huệ được bình yên mạnh giỏi mà thôi …rồi sẽ có hạnh phúc.”

Những lời nói tạm biệt ngắn ngủi cuối cùng nhưng chứa chan đầy nước mắt của cô bạn học từ thủa thiếu thời – Út Huệ khi chia tay chàng trai Nguyễn Tất Thành khi đó mới 21 tuổi nhưng đau đáu nỗi đau của người dân mất nước tại bến cảng Nhà Rồng.Người  con ấy  đã ra bôn ba nước ngoài hơn 30 năm đi khắp các châu lục để đi tìm đường cứu nước sau đó đã trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này dến thắng lợi khác.

Năm nay, chúng ta kỷ niệm ngày sinh của Bác cũng là lúc nhân dân cả nước đang sát cánh Chính Phủ cùng cả nước chống đại dịch Covid-19 đang reo rắc nhưng nỗi kinh hoàng cho cả thế giới. 

Cả nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề và với Vietnam Airlines những thiệt hại mà gần 90 máy bay không cất cánh, nửa số người lao động xin nghỉ việc không lương và rất nhiều, rất nhiều những con số đó vẫn chưa nói hết những khó khăn mà chúng ta đang trải qua, những trăn trở mà các cấp lãnh đạo các cấp đang suy nghĩ và ra các quyết định kịp thời luôn được tập thể người lao động đồng lòng hưởng ứng.

Và để chào mừng 130 năm ngày sinh chủ tịch Hồ chí Minh, 75 năm cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2-9 và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng Bộ Tổng công ty HKVN lần thứ V, các bài viết về cuộc đời của Bác không chỉ là một cuộc học tập chính trị sâu rộng của các tiếp viên hàng không mà còn là lý tưởng, đường đi soi sáng sự nghiệp của chúng ta, là động lực để chúng ta đoàn kết chiến thắng dịch bệnh và phát triển để Vietnam Airlines ngày càng lớn mạnh.

Để thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có thể kể đến 5 tác phẩm nổi tiếng, đây chính là 5 “Quốc bảo” trong số hơn 30 bảo vật quốc gia đã được Bộ Chính Trị  Đảng ta công nhận vào năm 2002. Quốc bảo hay nghĩ rộng hơn chính là “Pháp Bảo” là báu vật quốc gia, thiêng liêng và cao quý được giữ ghìn và truyền bá đến muôn đời sau. Qua đó chúng ta thấy được Bác là thiên tài sáng tác phương pháp, là bậc thầy của sách lược và chiến lược mà qua đó những tư tưởng của Bác sẽ gợi mở những phương pháp quý giá nhất để mỗi chúng ta sống, làm việc và hành động.

Năm 1923 Nhà thơ Xô Viết nổi tiếng Mandenxtam sau khi gặp và nghe Nguyễn Ái Quốc nói tiêng Nga đã thốt lên: “Đôi mắt ấy toả ra một thứ gì đó rất lạ. Hoàn toàn không phải là Phương Đông, cũng không chỉ là Phuong Tây. Đôi mắt đó hoà hợp cả hai nền văn hoá và sẽ báo hiệu một nền văn hoá của tương lai”.

1. Tác Phẩm “Đường Kách Mệnh”

Đường Kách Mệnh được xem là văn kiện lý luận chính trị đầu tiên của Đảng ta, có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam. (Ảnh: NLĐ).

Được ví như những văn kiện đầu tiên để chuẩn bị thành lập Đảng (3.2.1930) được Bác viết vào những năm 1925-1927. Điểm độc đáo của tác phẩm này là Bác không đặt vấn đề lý luận cao siêu của người làm cách mạng mà đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu. Theo người, Trời có bốn mùa Xuân hạ Thu Đông Đất có bốn phương Đông tây Nam Bắc, người phải có 4 đức tính “Cần, Kiệm, Liêm Chính”. Thiếu một mùa không là trời. Thiếu một phương không là đất. Thiếu một đức không thành người… Với tư duy trong việc đặt con người vào các mối quan hệ xã hội Nguyễn Ái Quốc đã đặt nền móng không chỉ cho đạo đức cách mạng mà còn đặt nền móng cho tư duy xã hội học Mac-xit đầu tiên ở Việt Nam… 

2. Tác phẩm Nhật Ký Trong Tù (Ngục Trung Nhật Ký 29/8/1942-10/9/1943)

alt text

 Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng kiệt xuất, một lãnh đạo tài ba, mà còn là một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: St).

Chắc hẳn ai trong chúng ta đã từng được học và đọc trong những tháng năm tới trường những bài thơ mà Người đã viết trong chốn lao tù:

Bùi ngùi dạo đỉnh Tây Phong

Trông về cố quốc chạnh lòng nhớ ai.

Bài thơ trong số hơn trăm bài thơ được viết bằng chữ Hán nói về những gian khổ mà bác đã trải qua dưới chế độ Tưởng Giới Thạch. Chính hồn thơ ấy, đã toả ra ánh sáng chói ngời xua đi bóng tối làm trong sáng con người, thiên nhiên, làm sống dậy cuộc đời chung và tương lai tươi đẹp. Bây giờ đọc thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, chúng ta càng yêu tiếng thơ của Người. Tiếng thơ của con người vĩ đại trong hoàn cảnh tù đầy đã thể hiện viên mãn nhân cách cao cả, lòng nhân ái bao la, bản lĩnh phi thường.

Chúng ta càng tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, chính Người đã làm rạng rỡ mỗi con người chúng ta, dân tộc ta, non sông đất nước ta. Chất chiến sỹ và thi sỹ của người cách mạng luôn toả sáng dẫu có ở trong điều kiện tối tăm nhất.

3. Tác Phẩm “Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến (19/12/1946)

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác có sức mạnh rất lớn giúp động viên, lan tỏa tinh thần đấu tranh vì dân tộc. (Ảnh: TL).

“Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…”

Bác viết ở làng Vạn Phúc (Hà Đông cũ) và Bác đã triệu tập hội nghị thường vụ Trung Ương Đảng họp thảo luận và thông qua. Và Bác đã đọc lời kêu gọi đó trong hang đá Chùa Trầm(Hà Tây cũ) trước khi rút về Chiến  Khu Việt Bắc Bác còn tặng nhà sư trụ trì ở chùa 2 câu đối “Kháng chiến tất thắng. Kiến quốc tất thành” và dân tộc ta bước vào trường kỳ kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp với khẩu hiệu “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” và đã kết thúc và dành thắng lợi với chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

4. Lời Kêu Gọi Đồng Bào Chiến Sỹ Cả Nước Chống Mỹ (17/7/1966)

Chín chữ : “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là tư tưởng xuyên suốt của quá trình lịch sử từ những “chiến thắng vĩ đại và huy hoàng” trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc đến những “thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử” trong công cuộc đổi mới của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Lời kêu gọi của Bác chính là lời non sông đất nước, động viên toàn dân vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh để có được chiến thắng mùa xuân 1975.

Lời kêu gọi của Bác chính là lời non sông đất nước. (Ảnh: Vietnamnet).

5. Di Chúc Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Bản Di chúc của chủ tịch Hồ chí Minh còn là một hiện tượng văn hoá tâm linh. Không phải ở dung lượng, không phải ở độ dài mà chính là ở tầm vóc tư tưởng là một đại tổng kết lý luận, trù tính chiến lược và là một tác phẩm văn chương thiên cổ hùng văn.

Bác viết di chúc từ năm 1965 đến năm 1969. Mỗi năm Bác viết một lần, sửa một lần và mỗi lần một giờ. Chỉ có hai người được biết là ông Vũ Kỳ (Thư Ký của Bác) có nhiệm vụ cất giữ và đồng chí Lê Duẩn-Bí thư thứ nhất của Đảng đến ký chứng thực vào bản di chúc  của người. Bác có dặn ông Vũ Kỳ “Chỉ khi nào Bác đi rồi thì chú hãy báo với Trung ương hộ Bác là Bác có bức thư để lại”.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chúc thư của một lãnh tụ thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc có tầm nhìn xa, trông rộng, một chiến sĩ cộng sản suốt đời yêu thương, trân trọng con người, phấn đấu hy sinh vì tự do, hạnh phúc của con người. (Ảnh: TL).

Và đến ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta ra đi mãi mãi để lại biết bao tiếc thương cho đồng bào và chiến sỹ cả nước. 

Cuộc đời của Bác thanh tao mà bình dị:

Ôi! Phải chi lòng được thảnh thơi

Năm canh bớt nặng nỗi thương đời

Bác ơi tim bác mênh mông quá

Ôm cả non song, mọi kiếp người

Đồng chí Phi đen đã viết: “Đồng chí HCM thuộc về một lớp người đặc biệt mà cái chết lại gieo mầm cho sự sống, đời đời bất diệt, thể xác thì có thể hữu hạn mà nhân cách thì toả sang đến muôn đời”. 

Ngày nay, tuy Bác đã đi xa nhưng Bác vẫn sông mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Người, mỗi nhân viên của Vietnam Airlines luôn tỏ lòng tôn kính trước công ơn của người, nguyện đi theo con đường mà Đảng và Bác kính yêu đã lựa chọn.

Tôi nhớ đến câu nói của anh Phạm Hải Bằng – TVT, Phó bí thư Chi bộ, liên đội phó LĐTV6-ĐTV là người đã trực tiếp tình nguyện đẫn đầu tổ tiếp viên bay thẳng vào tâm dịch Vũ Hán để mang hàng cứu trợ và đón đồng bào về nước: “không sợ virus, chỉ sợ không đón được đồng bào về” đã nói lên tinh thần sẵn sàng bước vào nơi nguy hiểm nhất.

Kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Người, mỗi nhân viên của Vietnam Airlines luôn tỏ lòng tôn kính trước công ơn của người… (Ảnh: VNA-Zing).

Và còn rất nhiều tấm gương hy sinh thầm lặng trong lao động, đồng cam cộng khổ để đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho sự tồn tại và phát triển của Vietnam Airlines xứng đáng là tiếp viên của hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam.

… Và nguyện đi theo con đường mà Đảng và Bác kính yêu đã lựa chọn. (Ảnh: VNA).

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.