Một năm nhìn lại từ chuyến bay thương mại quốc tế “cuối cùng”

Ngày 25/3/2020, chuyến bay quốc tế cuối cùng của VNA với hành trình từ Frankfurt (Đức) hạ cánh tại Vân Đồn trước khi toàn bộ đường bay quốc tế tạm dừng khai thác do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đó là thời điểm đánh dấu lần đầu tiên trong suốt chiều dài lịch sử, những “chú chim sắt” của VNA ngừng sải cánh trên các đường bay quốc tế.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nếu như năm 2019 chứng kiến những thành tựu kỷ lục của Vietnam Airlines khi doanh thu hợp nhất vượt 100.000 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất lớn nhất từ trước đến nay, đạt 3.389 tỉ đồng, đội tàu bay cán mốc 100 chiếc và gần 100 đường bay phủ khắp thế giới, thì năm 2020 lại chứng kiến bản lĩnh vượt qua thử thách để thực hiện sứ mệnh của Hãng hàng không Quốc gia.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành thì trong 110 năm kể từ thời kỳ bình minh của hoạt động kinh doanh hàng không, chưa bao giờ ngành phải hứng chịu đòn đau nặng nề như trong năm 2020.

Đối với Hãng hàng không Quốc Gia Việt Nam, 2020 chắc chắn là năm thử thách nhất lịch sử khi quy mô sản xuất của Hãng giảm mạnh, có những giai đoạn chỉ còn ở mức 2% – 5% so với kế hoạch. Toàn bộ mạng bay quốc tế, vốn chiếm tới 63% tỷ trọng doanh thu của TCT trong năm 2019, buộc phải dừng khai thác trong một khoảng thời gian dài. Trong khi đó, mạng bay nội địa hoạt động cầm chừng và thay đổi liên tục theo diễn biến của dịch bệnh. Bầu trời trên dải đất hình chữ S có lẽ chưa từng bao giờ vắng bóng đến như vậy.

alt text
Chuyến bay VN36 hành trình Frankfurt (Đức) – Hà Nội hạ cánh an toàn tại sân bay Vân Đồn. (Ảnh: VNA).

Tuy vậy, với tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng, quyết tâm, VNA đã và đang từng bước vượt qua khó khăn để khẳng định vị thế đối với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

Năm 2020 là năm sứ mệnh Hãng HKQG đã tỏa sáng, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và người dân đánh giá cao. TCT đã thực hiện thành công 180 chuyến bay tới hơn 30 quốc gia để đưa gần 53.000 đồng bào hồi hương. Hàng vạn tấn hàng hóa đã được vận chuyển kịp thời để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch và tiếp sức cho người dân miền Trung trong đợt lũ lịch sử.

Để duy trì SXKD cũng như thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, TCT cũng đã tiên phong, tích cực tham gia vào các chiến dịch kích cầu du lịch, chủ động nắm bắt sự phục hồi của thị trường trong nước để đáp ứng một cách linh hoạt, kịp thời; liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. TCT đã mở rộng thêm 22 đường bay vào mạng bay nội địa, ra mắt, nâng cấp nhiều sản phẩm quan trọng và đặc biệt, quá trình chuyển đổi số được đẩy mạnh với việc thành lập Ban Tiếp thị và Chuyển đổi số, giúp cụ thể hoá chiến lược “số hoá” của VNA Group thông qua nhiều dự án hữu ích cho TCT và khách hàng.

alt text
Phi hành đoàn trên chuyến bay thương mại quốc tế “cuối cùng” của VNA với hành trình từ Franfurt (Đức) – Vân Đồn trước khi toàn bộ đường bay quốc tế tạm dừng khai thác do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (Ảnh: VNA)

Trong giai đoạn 2021-2025 tới đây, VNA định hướng sẽ tập trung tái cơ cấu, tinh giản bộ máy tổ chức và chính sách nhân lực, tiền lương; định hướng cơ cấu lại danh mục đầu tư, sở hữu vốn và tài chính nhằm phục hồi và nâng cao năng lực tài chính.

Ngành hàng không Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi nhanhhơn các thị trường khác và có nhiều cơ hội phát triển dựa trên nhu cầu du lịch, giao thương kinh tế ở thị trường nội địa.

Với sự đồng hành của Chính phủ và khả năng ứng phó linh hoạt của doanh nghiệp trước khó khăn, VNA dự kiến phục hồi doanh thu và có lãi từ năm 2023 và hết lỗ lũy kế vào năm 2025. Là Hãng hàng khôngQuốc gia, VNA sẽ trải một “đường băng” tối ưu nhất để đưa du lịch và nền kinh tế cùng cất cánh và phục hồimạnh mẽ sau đại dịch.

Vu Hoang Quy – COMM

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.