Khúc hát ru cho những hành khách “nhí” sớm rời vòng tay cha mẹ

Trên chuyến bay Pusan – Hà Nội trong mùa đại dịch Covid-19, phi hành đoàn tình cờ đón tiếp một vị khách đặc biệt. Đó là bé gái mới 6 tháng tuổi còn chưa kịp cai sữa đã sớm phải rời vòng tay che chở của cha mẹ, trở về quê nhà để ông bà chăm sóc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ngay khi chuyến bay chuẩn bị cất cánh, bé đã bật khóc ngặt nghẽo. Người trông chừng bé, một cậu thanh niên tầm 25-27 tuổi, loay hoay thử mọi cách từ bế, dỗ rồi đưa ti giả vào miệng mà bé nhất định không chịu nín.

Khi ấy, đội ngũ tiếp viên chúng tôi đang phục vụ bữa trưa cho hành khách nên chỉ có thể hướng dẫn cậu thanh niên các cách để có thể giúp em bé dễ chịu hơn. Dù vậy, sau khi hoàn thành quy trình phục vụ, khi tất cả hành khách dần chìm vào giấc ngủ thì tiếng khóc của bé lại càng lớn hơn.

alt text
Các nữ tiếp viên đều không thể cầm được lòng trong khi cậu thanh niên thì lúng túng không biết cách thay tã cho bé, tiếp viên Thục Trinh đã không ngần ngại hỗ trợ. (Ảnh: NVCC).

Nhìn em bé quấy khóc vì khát sữa và hơi ấm của mẹ, các nữ tiếp viên đều không thể cầm được lòng trong khi cậu thanh niên thì lúng túng không biết cách thay tã cho bé, tiếp viên Thục Trinh đã không ngần ngại hỗ trợ. Đồng thời, các tiếp viên cũng thay nhau bế và dỗ bé nín.

Sau khi hỏi chuyện, chúng tôi được biết cậu thanh niên là bạn bè của bố mẹ bé. Họ cùng sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên nhà máy nơi cậu làm việc buộc phải giảm công suất lao động bởi các đơn hàng xuất sang Trung Quốc gần như bị huỷ hết. Cậu tranh thủ thời gian về thăm gia đình, đồng thời giúp vợ chồng bạn đưa bé về Việt Nam để gửi ông bà nuôi.

alt text
Thực hiện nhiều chuyến bay từ Hàn Quốc về, chúng tôi thường xuyên chứng kiến các trường hợp những em bé được gửi về Việt Nam để ông bà nội ngoại chăm sóc. (Ảnh: NVCC).

Thực hiện nhiều chuyến bay từ Hàn Quốc về, chúng tôi thường xuyên chứng kiến các trường hợp những em bé được gửi về Việt Nam để ông bà nội ngoại chăm sóc. Những hành khách được bố mẹ các bạn nhỏ tin tưởng gửi gắm đưa về Việt Nam hầu như chưa từng làm bố mẹ nên họ thường khá lúng túng và vất vả trong việc chăm sóc, dỗ dành và ru các bé ngủ.

Khi máy bay giảm độ cao thì cũng là lúc các bé bắt đầu tạo thành một “dàn khóc đồng ca” bởi chênh lệch áp suất khiến tai các bé bị đau. Hơn ai hết, các nữ tiếp viên hàng không, vốn cũng là những người mẹ sớm phải xa con, luôn hiểu và cảm thông với những hoàn cảnh đặc biệt này. 

Lúc bé khóc, dỗ mãi không nín, tôi liên tưởng đến các bé trong “khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm) mà thấy thương các hành khách bé bỏng của mình vô cùng.

Tiếp viên hỗ trợ hỗ trợ nam hành khách và em bé khi xuống máy bay. (Ảnh: NVCC).

Tạm biệt cậu thanh niên dễ mến và hành khách nhí bé bỏng, chúng tôi không quên hướng dẫn cậu trước khi xuống sân bay, chỗ đông người việc đeo khẩu trang cho bản thân và bé cũng như việc dặn dò thêm người nhà đón bé ở sân bay lưu tâm đến cháu trong mùa dịch bệnh Covid-19 nguy hiểm này.

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.