Hiểu và kỳ vọng đúng về ChatGPT (phần 2)

Theo thống kê, hiện tại ChatGPT đã cán mốc 100 triệu người dùng vào cuối tháng 1/2023. Để đạt được con số 100 triệu người dùng, TikTok đã mất khoảng 9 tháng sau khi ra mắt toàn cầu, còn Instagram mất tới 2 năm rưỡi. Trong khi, ChatGPT chỉ mất 2 tháng và chưa ra mắt trên phạm vi toàn cầu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Trào lưu” về ChatGPT

ChatGPT là một công cụ tương tác với người dùng (chatbot) được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty công nghệ OpenAI phát triển. Hiểu một cách cơ bản, ChatGPT được xây dựng để thực hiện trò chuyện với con người tương tự như người thật. Nội dung có thể bao hàm nhiều chủ đến như: cuộc sống, khoa học, lịch sử,… Trước khi ChatGTP trở thành một trào lưu thì công nghệ AI cũng đã được đưa vào ứng dụng trong nhiều ngành nghề lĩnh vực hẹp.

Theo thống kê, hiện tại ChatGPT đã cán mốc 100 triệu người dùng vào cuối tháng 1/2023. Để đạt được con số 100 triệu người dùng, TikTok đã mất khoảng 9 tháng sau khi ra mắt toàn cầu, còn Instagram mất tới 2 năm rưỡi. Trong khi, ChatGPT chỉ mất 2 tháng và chưa ra mắt trên phạm vi toàn cầu.

alt text

Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ cũng đi kèm với khó khăn. ChatGPT thường xuyên bị quá tải vì phải xử lý khối lượng công việc khổng lồ. Trong khi đó, người dùng bắt đầu tìm cách lách luật và vi phạm một số điều khoản an toàn của chatbot này. Sự phổ biến của ChatGPT cũng khiến nhiều đối thủ công nghệ chú ý. Họ chế giễu rằng công nghệ cơ bản của ChatGPT thực ra không có gì mới mẻ.

Ngoài ra, đến nay, ChatGPT vẫn còn là khoản đầu tư tốn kém vì chưa có quảng cáo. Theo một bài đăng của CEO Sam Altman, mỗi cuộc hội thoại OpenAI đều phải tốn phí để vận hành bộ máy và tổng chi phí có thể lên tới hàng triệu USD/tuần. Để bù đắp, công ty đã ra mắt phiên bản ChatGPT Plus thu phí 20 USD/tháng.

Bất chấp những hạn chế còn tồn tại, thành công của ChatGPT đã đưa OpenAI vào hàng ngũ những người chơi quyền lực ở Thung lũng Silicon. Công ty gần đây đã đạt được thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD với Microsoft. Trong khi đó, Google đã tuyên bố “báo động đỏ” và cầu cứu hai nhà đồng sáng lập đã rời công ty vài năm trước quay trở lại tham gia vào các dự án AI để tăng tính cạnh tranh.

Mặc dù vậy, sự thành công nhanh chóng của ChatGPT khiến Altman lo lắng rằng nó sẽ khiến người dùng kỳ vọng quá nhiều vào những phiên bản tiếp theo. Trên Twitter cá nhân, vị CEO đã cố gắng giảm bớt sự phấn khích của người dùng, cảnh báo rằng ChatGPT vẫn còn hạn chế và việc dựa vào nó để làm bất cứ điều gì quan trọng ở thời điểm hiện tại là sai lầm.

Nguyên nhân chính khiến ChatGPT tạo thành cơn sốt trên toàn cầu do nó được đánh giá là rất thông minh, vượt trội hơn mọi chatbot từng được đưa ra sử dụng phổ biến từ trước tới nay. Không chỉ có thể thực hiện các cuộc trò chuyện với con người dưới dạng hỏi đáp thông thường, ChatGPT còn có thể thực hiện nhiều nội dung phức tạp hơn. Có thể kể đến như: sáng tác thơ, biên tập một bài báo, làm luận văn hoặc thậm chí là lập trình cho máy tính…

Đáng chú ý, ChatGPT còn có khả năng tự học hỏi. Điều này có nghĩa nếu người dùng phản hồi rằng nội dung ChatGPT trả lời là sai thì nó tự sửa chữa những lỗ hổng này để đưa ra câu trả lời đúng cho các lần giao tiếp tới. Bên cạnh đó, với kho dữ liệu lên tới kích thước PetaByte (1 PetaByte  = 1,000,000 GigaBytes), tập hợp từ hàng loạt bài viết trên internet, báo chí, sách online cho đến tài liệu học thuật được nghiên cứu có chiều sâu và liên tục được bổ sung khiến “kiến thức” của ChatGPT ngày càng được tăng cường theo cấp số nhân.

Mới đây, khả năng của ChatGPT đã được đưa ra kiểm chứng thực tế khi chatbot này thực hiện các bài thi cuối kỳ tại một số trường đại học ở Minnesota (Mỹ). Kết quả thật đáng kinh ngạc khi ChatGPT vượt qua toàn bộ các bài kiểm tra này. Đáng chú ý, quá trình chấm điểm những bài kiểm tra trên đều do các giáo sư của trường đại học thực hiện và họ không biết trước là do ChatGPT thực hiện.

Một trường hợp khác nữa, ChatGPT đã đỗ phỏng vấn kỹ sư phần mềm L3 của Google, lương 183.000 USD/năm. Vị trí lập trình viên mà Google phỏng vấn ChatGPT của OpenAI vượt qua vòng phỏng vấn là vị trí Software Engineer level III, hay còn gọi là Mid-level Software Engineer hoặc Senior Programmer. Ở vị trí này, nhân sự sẽ đứng đầu một nhóm lập trình viên để viết những dòng code hoặc viết cả một phần mềm ứng dụng. Những vị trí này đều phải am hiểu nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm để phát triển và sửa lỗi lập trình.

alt text
Ví dụ về một câu hỏi chuyên ngành hàng không và được trả lời bằng ChatGPT.

Tại Việt Nam, một số lập trình viên cũng đã thử dùng ChatGTP viết một số đoạn mã code cho các chương trình và công cụ này cũng đã thực hiện khá tốt, các chương trình có thể chạy được sau khi được các lập trình viên tinh chỉnh 1 số đoạn mã code. 

Tính tới thời điểm hiện tại, ChatGPT vẫn đang là công cụ miễn phí đối với người dùng trên toàn thế giới, ngoại trừ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mặc dù người dùng tại Việt Nam bị chặn đăng ký tài khoản ChatGPT nhưng điều đó cũng không ngăn cản được “cơn sốt” này với cộng đồng người dùng công nghệ trong nước.

Không khó để nhận ra sự hiện diện của ChatGPT ở Việt Nam khi trên các trang mạng xã hội từ giải trí cho đến công nghệ, nghiên cứu… xuất hiện tràn ngập các bức ảnh giao về những trường hợp giao tiếp với chatbot này. Ngoài ra, hàng loạt hội nhóm với hàng chục ngàn thành viên được lập ra để trao đổi kinh nghiệm sử dụng ChatGPT với lượng người tham gia đông đảo.

Còn tiếp!

Vu Duc Quan-DX DGM

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.