Hiểu và kỳ vọng đúng về ChatGPT (phần 1)

Thời gian qua, sự xuất hiện của công cụ chatbot dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên ChatGPT (tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) – một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển, đã trở thành một chủ đề nóng trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội, các hội nhóm liên quan đến công nghệ, và Marketing từ khoảng đầu năm 2023.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sự ra đời của ChatGPT

Theo khảo sát của Google Trend, xu hướng tìm kiếm thông tin về ChatGPT đã trở nên phổ biến từ đầu năm 2023 và thay thế cho các xu hướng công nghệ của năm 2022 là NFT và Blockchain.

alt text

Ngày 06/02/2023, Google đã tiết lộ một công cụ chatbot mới có tên là BARD trong một nỗ lực rõ ràng để cạnh tranh với thành công lan truyền của ChatGPT

Ngày 07/02/2023, hãng cung cấp công cụ tìm kiếm khổng lồ Baidu của Trung Quốc cho biết họ sẽ hoàn thành thử nghiệm nội bộ dự án “Ernie Bot” với khả năng tương tự ChatGPT vào tháng Ba, tham gia cuộc đua toàn cầu khi mối quan tâm đến trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng gia tăng.

Ít ai biết được rằng, siêu chatbot mang tên ChatGPT đang làm mưa làm gió trên toàn cầu được ra đời từ một email ngắn gọn của Sam Altman (CEO của OpenAI).

alt text
Sam Altman chính là tác giả của email giúp khai sinh ra chatbot ChatGPT như hiện nay. (Ảnh: TC/Flickr).

“Điệp vụ 13 ngày” sinh ra siêu chatbot

Một ngày đẹp trời giữa tháng 11/2022, đội ngũ nhân viên của OpenAI đang làm việc tại tòa nhà Pioneer Building, bang California (Mỹ) bất ngờ nhận được một nhiệm vụ được gắn nhãn “khẩn”: “Phát hành ngay một chatbot trong 2 tuần. Khẩn trương lên!”.

Thông báo khẩn này khiến một số nhân viên của OpenAI không khỏi cảm thấy bối rối. Cũng dễ hiểu bởi trong suốt cả năm 2022, những chuyên gia giỏi nhất của công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có trụ sở ở thành phố San Francisco này đã làm việc không mệt mỏi để phát triển GPT-4, một AI cực kỳ giỏi viết luận, lập trình… Sau nhiều tháng thử nghiệm và tinh chỉnh, GPT-4 gần như đã sẵn sàng. Theo 3 nhân vật nội bộ của OpenAI, kế hoạch của công ty là ra mắt GPT-4 vào đầu năm 2023 cùng một số chatbot cho phép người dùng tự dùng thử.

Tuy nhiên, ban giám đốc OpenAI đã thay đổi kế hoạch. Một số giám đốc lo ngại sẽ bị các đối thủ vượt mặt khi ra mắt chatbot trước GPT-4 và việc sớm ra mắt mô hình ngôn ngữ đời cũ như GPT-3.5 sẽ giúp họ nhận phản hồi, đánh giá từ người dùng để cải thiện phiên bản mới.

Vì vậy, họ quyết định ra mắt trước một chatbot chưa phát hành sử dụng phiên bản cải tiến của GPT-3, mô hình ngôn ngữ ra mắt vào năm 2020 và ChatGPT hiện nay. Đúng 13 ngày sau, ChatGPT chính thức được khai sinh theo đúng kế hoạch của nhiệm vụ khẩn nói trên.

Mira Murati tốt nghiệp Dartmouth College Hanover, sau đó là trợ giảng tại Thayer School Of Engineering thuộc Dartmouth College. Cô từng là chuyên viên phân tích cho Goldman Sachs chi nhánh Tokyo và là kỹ sư cho Zodiac Aerospace. Trước đấy, Murati đã có 3 năm làm việc tại Tesla với vị trí Quản lý sản phẩm cấp cao cho Model X và là Phó Chủ tịch sản xuất và kỹ thuật cho Leap Motion.

Từ năm 2018, Murati chuyển sang OpenAI và là Phó Chủ tịch bộ phận trí tuệ nhân tạo ứng dụng cho OpenAI. Từ tháng 5/2022, Murati chính thức đảm nhận vị trí CTO (Giám đốc công nghệ) của OpenAI. Theo TIME, Murati lãnh đạo nhóm phát triển DALL-E (AI để tạo tác phẩm nghệ thuật dựa trên văn bản) và ChatGPT. DALL-E và ChatGPT cũng là 2 sản phẩm AI được quan tâm nhất của công ty nghiên cứu OpenAI.

alt text
Mira Murati – Chief Technology Officer (CTO) của OpenAI – được tờ Time gọi là ‘creator’, tức người tạo ra ChatGPT. (Ảnh: St).

Trong những tháng sau đó kể từ khi ra mắt, ChatGPT đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng nổi bật trên phạm vi toàn cầu. Hàng triệu người đã sử dụng chatbot này để làm thơ, viết luận, xây dựng các ứng dụng, hay thậm chí đặt các câu hỏi tham vấn tâm lý phục vụ các buổi trị liệu thử nghiệm… Nó cũng được các nhà xuất bản, hãng tin, công ty tiếp thị và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đón nhận một cách đầy hứng khởi, đồng thời tạo ra một cuộc chạy đua “điên cuồng” cho những nhà đầu tư cố gắng tham gia vào làn sóng AI đang bùng nổ.

ChatGPT cũng đã gây ra những cuộc tranh cãi về tính chính xác trong các câu trả lời của chatbot này, và thậm chí đã có không ít trường đại học ở một số quốc gia quyết định “cấm cửa” ChatGPT nhằm ngăn chặn cơn lũ những bài luận được viết “một cách hoàn hảo” bởi công cụ AI siêu việt này.

Còn tiếp!

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.