Hoạt động Đổi mới sáng tạo trong TCT, lựa chọn mô hình Push hay Pull? (Kỳ 4)

Giải pháp cải tiến hoạt động KHCN của TCT trên cơ sở sử dụng kết hợp cả hai chiến lược “PUSH” và “PULL” trong thời gian tới sẽ vừa giải quyết được những hạn chế trong khâu tổ chức quản lý hoạt động KHCN của TCT thời gian qua.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Làm việc phải có chương trình, kế hoạch

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc theo chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, chi tiết hằng năm, quý, tháng, tuần, từ dài hạn, trung hạn, đến ngắn hạn. Theo Người, chương trình, kế hoạch làm việc cần khoa học, cụ thể, chi tiết, không nên tham lam, thiết thực, vừa sức, “chớ làm kế hoạch đẹp mặt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được”.

Người yêu cầu, cần đặt kế hoạch cho sát hợp. Kế hoạch đặt ra để mình và mọi người thực hiện chứ không phải để chiêm ngưỡng, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. 

Do đó, Người nhắc nhở: “Kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần, và quyết tâm phải ba phần, có như thế mới có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch”.

Một nội dung trong buổi sinh hoạt chuyên đề: Phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 2020, Chi bộ Trung tâm NCUD thực hiện.

Trong một buổi sinh hoạt chuyên đề về học tập phong cách làm liệc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc vận dụng quan điểm “làm việc phải có chương trình, kế hoạch” của Bác đã được đưa ra thảo luận sôi nổi tại Chi bộ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng. 

Đối với hoạt động Quản lý KHCN, việc này có nên hay không nên? Nhiều quan điểm cũng đã nêu ra rằng Trung tâm đã có những đề xuất thay đổi về việc “Khen thưởng” cho các tác giả sáng kiến với mức thay đổi rất lớn so với trước đây. Việc động viên, khuyến khích như vậy nếu được phê duyệt và đưa vào triển khai sẽ thu hút được đông đảo người lao động trong TCT tham gia. 

Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến ở góc độ quản lý nêu ra quan điểm về “cây gậy và củ cà rốt”. Nếu TCT đưa ra “củ cà rốt” cho người lao động là chưa đủ, mà cần phải có “cây gậy”. Giải pháp này đã được nhiều ý kiến ủng hộ. 

alt text
Bài học kinh nghiệm từ hoạt động KAIZEN của Nhật cũng đã chỉ cho chúng ta thấy rất rõ. (Ảnh: St).

Chuyển từ “Thụ động” chờ NLĐ đưa ra ý tưởng ĐMST sang “Chủ động” để NLĐ phải đưa ra ý tưởng ĐMST

Nếu chỉ đưa ra “củ cà rốt” thì cuối cùng, hoạt động KHCN cũng sẽ chỉ như đi câu, ta mắc mồi vào cần câu và chờ đợi cá đến đớp. Còn cá có đến không thì “Nhà quản lý” không thể xác định được. Đây là cách làm việc “thụ động” mà bao nhiêu năm qua TCT đã áp dụng. Và việc cần thay đổi bây giờ là phải chuyển sang “chủ động”.

Nhận thấy những bất cập trong vấn đề quản lý KHCN hiện nay của TCT, Cấp uỷ, Lãnh đạo Trung tâm đã nghiên cứu, đề xuất những giải pháp quản lý mới. Đó là mô hình kết hợp giữa “Push và Pull” cho mọi hoạt động KHCN trong TCT.

Chiến lược “Đẩy – PUSH”:

Chiến lược “Đẩy” bao gồm các cách thức tác động đến mọi người từ bên ngoài, thúc đẩy họ theo phương hướng hoạt động mong muốn. Một số cách thức được thực hiện mạnh mẽ (Phương pháp “Cứng”) nhưng cũng có những cách thức mềm dẻo, tế nhị (Phương pháp “Mềm”):

► Phương pháp “Cứng”: Là cách thức sử dụng các biện pháp mang tính bắt buộc như TCT sẽ tiến hành giao các Chỉ tiêu, Định mức, Hạn ngạch đối với hoạt động KHCN. Hình thức này có thể được thực hiện qua hoạt động XÂY DỰNG KẾ HOẠCH hàng năm với các chỉ tiêu KPI như: Số lượng Ý tưởng Đổi mới sáng tạo, Tỷ lệ Giải pháp Hữu ích được triển khai thực hiện, Số Sáng kiến được công nhận, Số Đề tài nghiên cứu, Kinh phí đầu tư Chuyển giao công nghệ, Kinh phí đầu tư máy móc thiết bị kèm theo đối tượng CGCN, Thông tin KHCN, Đào tạo nhân lực KHCN, Hội nghị hội thảo KHCN… Phương pháp này sẽ nhanh chóng đem lại hiệu quả tích cực trong thời gian ngắn. Chúng rất cần thiết cho giai đoạn đầu và giúp thúc đẩy người lao động hình thành thói quen trong hoạt động Đổi mới sáng tạo.

► Phương pháp “Mềm”: Được thực hiện dưới các hình thức tổ chức các cuộc vận động, các sự kiện thúc đẩy người lao động tham gia hoạt động Đổi mới sáng tạo như các cuộc thi “VNAer tự hào, cống hiến” năm 2021 hay sự kiện “Thay đổi cùng thế giới” năm 2019. 

Chiến lược “Kéo – PULL”:

Chiến lược “Kéo” bao gồm các biện pháp nhằm mục đích khuyến khích hay động viên được lan truyền từ người này sang người khác tạo sự kích thích của từng cá nhân vào việc tham gia hoạt động Đổi mới sáng tạo. Chiến lược này có thể sử dụng hai công cụ chính sau:

► Công cụ “Tiền thưởng”: Công cụ tiền thưởng được sử dụng linh hoạt để kích thích mọi đối tượng người lao động tham gia. Tiền thưởng từ mức nhỏ mang tính tượng trưng ghi nhận cho những Ý tưởng đề xuất cải tiến cho đến những mức thưởng lớn tương xứng với những giá trị mà các Giải pháp đó đem lại cho TCT.

► Công cụ “Khen tặng – Biểu dương”: là một trong những công cụ cực kỳ hữu ích trong việc kích thích sự tham gia của người lao động. Việc được Lãnh đạo ghi nhận những nỗ lực của bản thân nhiều khi còn đem lại hiệu quả cao hơn việc thưởng tiền cho người lao động. Do vậy, việc phân loại, phân cấp để đánh giá và tổ chức khen thưởng, biểu dương người lao động có những cống hiến cho công tác Đổi mới sáng tạo của TCT là rất quan trọng.

alt text

Hoạt động KHCN, đổi mới sáng tạo. (Ảnh: TTNC). 

Như vậy, giải pháp cải tiến hoạt động KHCN của TCT trên cơ sở sử dụng kết hợp cả hai chiến lược “PUSH” và “PULL” trong thời gian tới sẽ vừa giải quyết được những hạn chế trong khâu tổ chức quản lý hoạt động KHCN của TCT thời gian qua, vừa góp phần thúc đẩy hoạt động KHCN nói chung và hoạt động Đổi mới sáng tạo của TCT nói riêng phát triển hơn. Hướng tới đưa hoạt động Đổi mới sáng tạo trở thành nét văn hoá công sở trong toàn TCT trong tương lai gần.

Bám sát thực tiễn, phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong việc tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp, quy trình công việc đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý Khoa học và Công nghệ (KHCN) và tổ chức triển khai hoạt động Nghiên cứu ứng dụng (NCUD) tại Trung tâm NCUD nói riêng và tại TCT nói chung, đó là những ý tưởng sáng tạo, thiết thực, hiệu quả.

Chuỗi hoạt động về Đổi mới hoạt động KHCN theo Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng gồm 5 kỳ. CBNV có thể theo dõi từng kỳ như sau:

Kỳ 1: “Đổi mới sáng tạo”: Khai thông thế bế tắc, định hướng tương lai (xem tại đây)

Kỳ 2: Sáng kiến và ý tưởng – Giải pháp đổi mới sáng tạo: Muốn có quả thơm thì gốc phải tốt (xem tại đây)

Kỳ 3: Ai là người Nghiên cứu? Tiền thưởng sáng kiến bao nhiêu là đủ? (xem tại đây).

Kỳ 4: Hoạt động Đổi mới sáng tạo trong TCT, lựa chọn mô hình Push hay Pull?

Kỳ 5: Xây dựng Hệ sinh thái và hình thành văn hoá Đổi mới sáng tạo trong TCT. 

Chi bộ TTNCUD

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.