Đổi mới sáng tạo: Ai là người Nghiên cứu? Tiền thưởng sáng kiến bao nhiêu là đủ? (Kỳ 3)

Bám sát thực tiễn, phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong việc tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp, quy trình công việc đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý Khoa học và Công nghệ (KHCN) và tổ chức triển khai hoạt động Nghiên cứu ứng dụng (NCUD) tại Trung tâm NCUD nói riêng và tại TCT nói chung, đó là những ý tưởng sáng tạo, thiết thực, hiệu quả.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Một nội dung trong buổi sinh hoạt chuyên đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của sáng tạo, năm 2021, Chi bộ Trung tâm NCUD thực hiện.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Động lực sáng tạo

Bác có một luận điểm hết sức quan trọng về động lực sáng tạo. Cũng từ năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người nói: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái và người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc thì những khuyết điểm lặt vặt cũng tự sửa chữa được nhiều”.  

alt text
Theo tầm nhìn của Bác, sức mạnh trí tuệ và ý chí là vô cùng tận. Nhưng trí tuệ được phát huy như thế nào lại phụ thuộc vào môi trường dân chủ và quan hệ lợi ích. (Ảnh: St).

Từ năm 2015 đến 2020, TTNC đã phối hợp với các CQ/ĐV trong TCT để tổ chức triển khai khoảng 22 nội dung nghiên cứu (trung bình 4-5 nội dung nghiên cứu/năm). Các nội dung nghiên cứu đã được báo cáo với Lãnh đạo TCT và tổ chức triển khai ứng dụng. Một số nội dung chính như: Các chuyên đề về OTP, KPI, Delay Cost, Công tác lịch bay, Sharklet, Nâng cao chất lượng dữ liệu FIMS, Data mining, KPI người đại diện vốn, CRM, Data Governance, Data Quality, Dự báo sử dụng AI… 

Như vậy, nếu tính số lao động chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động nghiên cứu (thuộc phòng Giải pháp KHCN và Quản lý) là khoảng 10 người thì bình quân đầu người trung bình khoảng 2 người/đề tài/năm. Xét về cả con số tuyệt đối lẫn tương đối đối với một Trung tâm nghiên cứu quy mô nhỏ, với chỉ từng đấy con người thì kết quả nêu trên là không hề kém so với bất kỳ tổ chức KHCN nào. 

Tuy nhiên, nếu nhìn quy mô hoạt động SXKD trong lĩnh vực vận tải hàng không của TCT thì số lượng 4 – 5 nội dung nghiên cứu/năm là rất thấp, chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của TCT. Và dường như có một quy tắc bất thành văn là công việc nghiên cứu là do CBNV của Trung tâm thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của Trung tâm NCUD. Người lao động tại các CQ/ĐV khác trong TCT không thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu này. 

Huy động tối đa nguồn nhân lực của TCT cho hoạt động ĐMST

Như vậy, ở đây xuất hiện một vấn đề là nếu chỉ tập trung công việc nghiên cứu cho Trung tâm nghiên cứu ứng dụng thì Trung tâm không đủ nguồn lực để thực hiện đáp ứng nhu cầu TCT. Trong khi nguồn lực nằm tại các CQ/ĐV/Công ty với đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác trong ngành Hàng không lại rất lớn. Nếu khai thác tốt được nguồn lực này thì hoạt động nghiên cứu của TCT sẽ có một bước phát triển nhảy vọt. 

Đây cũng chính là vấn đề mà Cấp uỷ, Lãnh đạo Trung tâm nhận thấy. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Bí thư chi Bộ, áp dụng những bài học, những tư tưởng chỉ đạo của Bác về Phát huy động lực sáng tạo và tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, giải pháp đã được đưa ra như mô hình sau:

alt text
Mô hình tháp huy động nguồn nhân lực trong TCT tham gia hoạt động ĐMST. (Ảnh: TTNC).

Mô hình trên được lý giải như sau:

Ý TƯỞNG ĐMST: Nếu mỗi NLĐ trong TCT đề xuất 1 ý tưởng ĐMST/1 năm để cải tiến công việc hàng ngày của họ hoặc liên quan đến họ thì trong 1 năm, TCT sẽ có trên 10.000 ý tưởng ĐMST. Còn nếu có biện pháp thúc đẩy động lực sáng tạo đến mỗi người lao động để tăng lên 1 Ý tưởng/1 tháng thì 1 năm TCT có trên 100.000 ý tưởng. 

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH: Trong số các ý tưởng đề xuất, chỉ tính khoảng 50% Ý tưởng ĐMST được triển khai và đem lại hiệu quả về mặt kinh tế/xã hội thì 1 năm TCT có được trên 5.000 Giải pháp hữu ích. Trên thực tế, nếu các ý tưởng đề xuất để giải quyết những vấn đề mà người lao động đang phải đối mặt hàng ngày thì tính khả thi sẽ cao hơn rất nhiều.

SÁNG KIẾN: Trong số các Giải pháp hữu ích hàng năm, nếu chỉ xem xét những giải pháp có tính MỚI trong phạm vi TCT (ước tính khoảng 10%) thì 1 năm TCT đã có được trên 500 Sáng kiến. So với các năm trước đây khoảng 5 sáng kiến/năm thì đó là một kết quả rất lớn. 

Tăng mức trả thù lao; Bổ sung tiền thưởng, tiền công đối với Tác giả Sáng kiến

Tuy nhiên, một vấn đề khác lại nổi lên là làm thế nào để người lao động trong TCT đưa ra các Ý tưởng Đổi mới sáng tạo và tổ chức nghiên cứu, phát triển thành giải pháp để áp dụng thực tế? Theo Quy chế sáng kiến hiện thời của TCT, tác giả Sáng kiến được công nhận sẽ được nhận 5 tháng lương cơ sở (khoảng 8 triệu đồng) đối với những sáng kiến không xác định được số tiền làm lợi hoặc được trả 1 lần >= 10% số tiền làm lợi nhưng không quá 200 triệu đồng (nếu xác định được số tiền làm lợi). Tiền thưởng sáng kiến theo quy định là quá nhỏ so với công sức và kết quả họ tạo ra. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này.

Sau nhiều lần so sánh, đối chiếu, dưới sự chỉ đạo của đồng chí bí thư Nguyễn Bội Hồng Minh, Trung tâm cũng đề xuất phương án điều chỉnh mức thưởng, thù lao cho những người lao động tham gia hoạt động Đổi mới sáng tạo như sau:

alt text
Trung tâm cũng đề xuất phương án điều chỉnh mức thưởng, thù lao cho những người lao động tham gia hoạt động Đổi mới sáng tạo. (Ảnh: TTNC).

Như vậy, để thúc đẩy Người lao động trong toàn TCT tích cực tham gia vào hoạt động nghiên cứu, Đổi mới sáng tạo để tận dụng nguồn nội lực to lớn của TCT, hai đề xuất thay đổi đã được nghiên cứu bổ sung như sau:

► Động viên về mặt tinh thần: Tổ chức Khen NLĐ theo Quy chế khen thưởng có bổ sung thêm các nội dung xét nâng Bậc, nâng Mức lương đối với NLĐ có kết quả tốt.

 Động viên về mặt vật chất: Bổ sung thêm khen thưởng cho NLĐ từ lúc đề xuất Ý tưởng, trả tiền công cho quá trình NC và áp dụng giải pháp đem lại hiệu quả cao cho đến trả thù lao ở mức cao hơn cho tác giả Sáng kiến (thay vì trước chỉ có phần chi trả thù lao).

Bám sát thực tiễn, phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong việc tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp, quy trình công việc đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý Khoa học và Công nghệ (KHCN) và tổ chức triển khai hoạt động Nghiên cứu ứng dụng (NCUD) tại Trung tâm NCUD nói riêng và tại TCT nói chung, đó là những ý tưởng sáng tạo, thiết thực, hiệu quả.

Chuỗi hoạt động về Đổi mới hoạt động KHCN theo Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng gồm 5 kỳ. CBNV có thể theo dõi từng kỳ như sau:

Kỳ 1: “Đổi mới sáng tạo”: Khai thông thế bế tắc, định hướng tương lai (xem tại đây)

Kỳ 2: Sáng kiến và ý tưởng – Giải pháp đổi mới sáng tạo: Muốn có quả thơm thì gốc phải tốt (xem tại đây)

Kỳ 3: Ai là người Nghiên cứu? Tiền thưởng sáng kiến bao nhiêu là đủ? (xem tại đây).

Kỳ 4: Hoạt động Đổi mới sáng tạo trong TCT, lựa chọn mô hình Push hay Pull?

Kỳ 5: Xây dựng Hệ sinh thái và hình thành văn hoá Đổi mới sáng tạo trong TCT. 

Chi bộ TTNCUD

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.